Các cụ nhắc nhở: Nhân sinh tứ tai, tránh sớm được thì phước tăng gấp bội

( PHUNUTODAY ) - Có câu nói lòng tham chính là bản tính của con người, nhiều tội ác đều bắt nguồn từ chính lòng tham. Có người tham sắc, có người tham tiền, có người tham danh vọng, lợi ích.

Tai họa từ lời nói

Người xưa có câu: Thị phi khẩu thiệt, nghĩa là nói đến việc dính dấp vào chuyện mồm lưỡi, đúng sai thì tai họa đều từ miệng mà ra cả. Người xưa nói người tốt tại miệng, miệng lành thì được hưởng tứ phương.

Một câu nói vô tình có thể mang đến tai họa. Có những người cảm thấy mình có quyền có địa vị nên thích nói gì là nói.

Những người càng xuất chúng thì càng chú ý nhắc nhở bản thân, cẩn thận lời ăn tiếng nói.

Tai họa từ sự kiêu ngạo

Sự kiêu ngạo không nhất thiết là chỉ những người có tính kiêu căng, mà bất kỳ ai cũng có lòng kính sợ đều rơi vào danh sách kiêu ngạo. Tuy nhiên, những người thường xuyên phát ngôn kiêu căng, tự cho mình chẳng sợ trời sợ đất thì sớm muộn cũng gánh hậu quả.

Tai họa từ lòng tham

Có câu nói lòng tham chính là bản tính của con người, nhiều tội ác đều bắt nguồn từ chính lòng tham. Có người tham sắc, có người tham tiền, có người tham danh vọng, lợi ích.

Những người tham lam thì dễ bị lừa, trong xã hội ngày nay có rất nhiều người gặp phải các hình thức lừa đảo điện thoại hoặc lừa đảo tài chính, đa số đều là do bị cám dỗ bởi lòng tham.

Tai họa vô cớ

Tai họa vô cớ nghĩa là gì? Đó chính là gặp phải những tai nạn không có lý do, chẳng hạn như bạn đi trên đường bất ngờ có viên gạch rơi trúng bạn, điều này là tai họa vô cớ. Nhưng tai họa này có tránh được không?

Câu trả lời là có, người xưa đều tin vào nhân quả báo ứng, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Hôm qua làm điều ác thì hôm nay sẽ phải chịu hậu quả.

Tác giả: Truy Nguyệt