Cây cảnh Kim ngân “hút tài lộc”
Cây kim ngân là một trong những loại cây cảnh phổ biến và được ưa thích chính vì cái tên của nó. Chỉ nghe tên “Kim ngân” là đã thấy lấp lánh ánh vàng, mang ý nghĩa thu hút tài lộc, phú quý. Bạn trồng một chậu kim ngân trong phòng khách không chỉ chiêu tài vượng khí mà còn có lợi cho sức khỏe vì lá của cây cảnh này có thể hấp thụ các chất độc hại như bụi và formaldehyde.
Kim ngân không chỉ có khả năng thanh lọc không khí mà còn thích hợp để trong nhà, chỉ cần tưới nước là đủ để kiểm soát độ ẩm. Cây kim ngân có loại “béo lùn” nhưng cũng có loại cao và thanh tú. Nếu bạn đặt chúng ở phòng khách thì nên chọn loại cao. Với chiều cao hơn một mét, trông cây cảnh rất ấn tượng, đẳng cấp.
Nếu nó được đặt trên bàn làm việc, hãy chọn một cây cảnh nhỏ và tinh tế. Việc chăm sóc cây cảnh này cũng rất đơn giản. Cây kim ngân có loại “béo lùn” nhưng cũng có loại cao và thanh tú. Nếu bạn đặt chúng ở phòng khách thì nên chọn loại cao.
Với chiều cao hơn một mét, trông cây cảnh rất ấn tượng, đẳng cấp. Nếu nó được đặt trên bàn làm việc, hãy chọn một cây cảnh nhỏ và tinh tế. Việc chăm sóc cây cảnh này cũng rất đơn giản.
Cây cảnh Hạnh phúc “niềm vui, sự mãn nguyện”
Cây hạnh phúc cũng là cây cảnh được ưa thích vì cái tên rất đẹp, có ý nghĩa ngọt ngào của nó. Đặt một cây cảnh này trong phòng khách có ý nghĩa mang may mắn, tốt lành vào nhà. Cây hạnh phúc có thân cây cứng cáp, cành lá xanh bóng, trông như một một cây bóng mát “thu nhỏ”, sum suê tươi tốt. Vì có tác dụng trang trí và ý nghĩa tốt nên nó cũng rất được mọi người ưa chuộng.
Cây hạnh phúc không cần nhiều ánh nắng nên rất thích hợp trồng trong nhà. Chỉ cần bón phân không thường xuyên, chủ yếu là tưới nước. Tuy nhiên, cần lưu ý để cây cảnh này phát triển nhanh hơn cần thường xuyên cắt tỉa, nếu không cây cảnh vươn cao quá sẽ không đẹp.
Cây cảnh Ngọc bích “giàu có và tốt lành”
Cây ngọc bích nhỏ hơn cây kim ngân. Khi cây cảnh càng lớn tuổi, thân cây sẽ ngày càng sần sùi, thô ráp, tạo cho người ta cảm giác như một cây cổ thụ, nhìn rất sang trọng. Ý nghĩa của cây cảnh ngọc bích cũng rất tốt, ngụ ý giàu có, tốt lành, tài lộc đầy nhà. Bạn không chỉ có thể thưởng thức những tán lá mà còn có thể nhìn thấy hoa trong điều kiện thích hợp.
Khi cây ngọc bích nở rộ, nhiều người cho rằng điều này là dấu hiệu báo điềm lành sắp đến với gia chủ. Những bông hoa ngọc bích trắng muốt đặc biệt đẹp trên nền lá xanh ngọc bích. Tuy nhiên, việc nở hoa của cây cảnh này chỉ đến khi cây cảnh bước vào giai đoạn trưởng thành, thường phải mất hơn 5 năm. Cây cảnh ngọc bích cần đặt ở nơi nhiều nắng, tưới nước thường xuyên, cắt tỉa gọn gàng là cây có thể giữ được màu sắc đẹp.
Cây cảnh Hoàng dương “rường cột của bao thế hệ”
Người xưa cũng có câu: “Gia đình có cây hoàng dương, rường cột bao thế hệ”. Đó là vì hoàng dương là một loài cây gỗ rất quý. Cây nhỏ giá rất rẻ nhưng khi chúng lớn lên có thể thu hoạch làm đồ nội thất thì sẽ bán đắt như vàng. Thời xưa, đồ nội thất và đồ chơi làm bằng gỗ hoàng dương chỉ có trong nhà của các gia đình giàu có, hoàng thân, quý tộc chứ dân thường không thể mua được.
Ngoài trồng dưới đất, cây hoàng dương cũng có thể trồng trong chậu, làm cây cảnh bonsai rất đẹp. Do cây hoàng dương không cao và lá gọn, rậm nên có tác dụng làm cảnh rất tốt. Yêu cầu về đất và cách trồng của cây cảnh này cũng rất thấp, lại mang ý nghĩa tốt nên cũng rất được ưa chuộng.
Cây cảnh Tùng La Hán “giàu có từ thế hệ này sang thế hệ khác”
Tùng La Hán là một loại cây cảnh tốt lành được nhiều người biết đến. Cũng có câu nói: “Gia đình có cây tùng La Hán sẽ giàu có từ đời này sang đời khác”. Hình dáng của cây cảnh này khá to lớn, tuổi thọ cao, cành lá to khỏe, xếp chồng lên nhau rất giống các vị La Hán nên được gọi là “Tùng La Hán”.
Tùng La Hán tượng trưng cho tuổi thọ, may mắn và giàu có nên được các gia đình nhà giàu ưa thích trồng trong nhà và ở sân vườn. Gia đình trồng một cây cảnh tùng La Hán tại nhà có thể “trấn trạch”, tránh tài lộc chảy ra ngoài, bảo vệ tài khí cho ngôi nhà.
Tùng La Hán cũng dễ nuôi sống, chúng chỉ cần một lượng ánh sáng mặt trời nhất định là có thể phát triển thành một cây cảnh rất cao cấp. Bạn cũng nên chú ý cắt tỉa để giữ dáng cho chúng.
Cây cảnh Quất “may mắn, tốt lành”
Trong phong thủy, quất mang ý nghĩa rất tốt lành, may mắn và tốt lành. Lá cây quất thường xanh quanh năm. Khi cây quất đơm hoa kết trái có màu đỏ cam và vàng, nhìn đặc biệt đẹp mắt. Quất là cây cảnh đặc trưng trong Tết Nguyên đán, mang đến cho con người cảm giác ấm áp và lễ hội, đồng thời cũng là lời cầu chúc tốt đẹp.
Vì vậy, nhiều người thích treo phong bao đỏ lên cây quất vào dịp Tết để khơi dậy không khí lễ hội và gửi gắm những mong ước tốt lành của mình vào năm mới. Quất bonsai rất thích hợp trồng trong nhà, cần ánh sáng nhẹ, cắt tỉa đơn giản. Cây quất có thể giữ được dáng thì quả sẽ to và nhiều. Thậm chí, một số giống quất có vị rất ngọt, vừa có tác dụng làm cảnh vừa có thể ăn được.
Tóm lại, nếu có điều kiện, bạn nên trồng vài cây cảnh trong nhà, dù là “cỏ” hay “cây” đều rất tốt đẹp. Xét cho cùng, hoa, cỏ, cây cối đều có những “phong cách riêng” riêng, khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra một hiệu ứng hoàn hảo.
Tác giả: Mộc
-
Người xưa chỉ dạy: Nhà có 3 thứ này vận xui đeo bám, làm việc chăm chỉ cũng khó giàu
-
Người nghèo hèn, ít phúc dễ yểu mệnh trên bàn tay thường có 4 điểm này: Ai có 1/4 cũng khốn khó cả đời
-
Người xưa dặn kĩ: Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ, vì sao?
-
Tổ tiên chỉ dạy: “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang”, ý nghĩa là gì?
-
Thầy phong thủy nói: 3 kiểu nhà ở mà “Thần tài, Thần bếp, Thần cửa” đều ghét, càng ở càng gánh vận đen