Hỗ trợ người lao động chịu thiệt hại do bão số 3 gây ra
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chủ động nắm bắt tình hình và hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động với tinh thần cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất, đến tận tay các gia đình người lao động bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra (điều này được nêu rõ trong Công văn 2038/TLĐ-QHLĐ về việc chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do bão số 3).
Bên cạnh đó, chủ động có văn bản đề nghị Quỹ Tấm lòng vàng hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (theo quy định của Quỹ). Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ cụ thể như sau:
- Với đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão: Hỗ trợ 10 triệu đồng/người.
- Với đoàn viên, người lao động bị thương nặng phải nằm viện điều trị: Hỗ trợ từ 1-5 triệu đồng/người.
- Với những địa phương, ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3 căn cứ mức độ thiệt hại về tài sản (nhà cửa bị tốc mái, lũ cuốn trôi, sạt lở, nhà cửa bị hư hỏng cần sửa chữa ngay...): Hỗ trợ từ 1-3 triệu đồng/trường hợp (từ nguồn tài chính tích lũy chỉ thường xuyên) để Đoàn viên, người lao động khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.
Những địa phương, những ngành không cân đối được nguồn thì có văn bản đề nghị hỗ trợ theo thực tế gửi lên Tổng Tiên đoàn Lao động Việt Nam. Nội dung văn bản đề nghị nêu rõ đối tượng, mức độ thiệt hại và mức hỗ trợ cụ thể.
Ngoài ra, cũng theo Công văn 2038/TLĐ-QHLĐ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam còn đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khẩn trương, triển khai, thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người lao động.
Công ty/công đoàn công ty có hỗ trợ người lao động bị thiệt hại do bão số 3 không?
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;...
Như vậy, theo quy định hiện hành, việc hỗ trợ người lao động bị thiệt hại do thiên tai không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụng lao động. Việc có hỗ trợ cho người lao động chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3 hay không tùy thuộc phải quyết định của từng công ty.
Tuy nhiên, người lao động có thể được xem xét hỗ trợ từ công đoàn công ty. Tùy vào tình hình tài chính của công đoàn mà người lao động sẽ được hưởng mức hỗ trợ khác nhau.
Về phía công đoàn, việc chi tài chính tại công đoàn cơ sở được quy định tài khoản 1.3 Điều 6 Quy định ban hành kèm Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022. Theo đó, công đoàn chi thăm hỏi, trợ cấp trong trường hợp đoàn viên công đoàn và người lao động gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn do rủi ro, bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng chất độc màu da cam gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản.
Công đoàn cơ sở quy định mức thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và đối tượng không phải là đoàn viên công đoàn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Từ năm 2025: 4 trường hợp đất lấn chiếm được làm Sổ Đỏ, người dân nên biết sớm
-
5 tính năng đặc biệt của Zalo, biết dùng lợi đủ đường
-
Ngành học ‘vàng’ đang thiếu 30.000 người: Cơ hội việc làm lương cao 35 triệu/tháng
-
Từ 1/1/2025: 2 trường hợp này đi xe điện cũng cần có bằng lái, nếu không CSGT phạt lên tới 2 triệu đồng
-
Sau ngày 1/7/2025 không được rút bảo hiểm xã hội một lần, có đúng không?