Bệnh liệt mặt thường gặp ở lứa tuổi nào
+ Mọi đối tượng, lứa tuổi.
+ Phụ nữ có thai, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch...dễ mắc bệnh.
+ Bệnh thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên.
+ Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới…
Bệnh liệt mặt tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, giao tiếp... Nguyên nhân gây liệt mặt do cơ thể nhiễm lạnh, sức đề kháng giảm sút…Phụ nữ có thai, người cao tuổi, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch…hệ miễn dịch kém dễ mắc căn bệnh này.
Khi có các triệu chứng như trên cần đến ngay bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác, tránh một số loại bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt nghiêm trọng như: u não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.
Biểu hiện bệnh liệt dây thần kinh số 7
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có một số biểu hiện rất dễ nhận biết, từ đó mà người bệnh có thể nhanh chóng thăm khám và tìm được phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh đến một cách đột ngột khi người bệnh ngủ dậy hay sau khi đi tàu xe, nằm ngủ để quạt tạt vào mặt, nằm cạnh cửa sổ… Hiện tượng đầu tiên mà ai cũng cảm nhận được đó là cơ mặt cứng, khó vận động, mồm hơi éo, khó nói, đánh răng khó khăn… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khá nguy hiểm.
Ngoài cảm thấy khuôn mặt vụ cứng, khó vận động thì vị giác đôi khi cũng giảm hoặc biến mất, người bệnh sẽ không cảm giác được vị ngon của các món ăn; mắt khô, mất tuyến nước bọt.
Có khoảng 70 – 80% số trường hợp mắc bệnh sẽ tự khỏi được từ 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh không những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn gây nên những di chứng cực kì nghiêm trọng: Viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt…
Cách phòng ngừa bệnh liệt mặt ngoại biên
Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm, không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...
Để không phải đối mặt với những triệu chứng vô cùng khó chịu của bệnh liệt dây thần kinh số 7, mỗi người phải tự phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7 trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Khi đi tàu xe nên đóng cửa để tránh hiện tượng gió tạt vào mặt, khi đi ngủ nên đóng cửa để gió không lùa. Vào mùa hè thường sử dụng quạt, điều hòa… cần tránh không để quạt hay điều hòa thổi thẳng vào mặt.
Khi người bệnh đã rơi vào tình trạng liệt mặt nên tới các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ bác sỹ lành nghề, máy móc hiện đại để thăm khám. Từ đây, bệnh nhân mới xác định được nguyên nhân gây bệnh của mình là gì.
Cần điều trị sớm các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng để tránh sự biến chứng chấn thương sang các vùng thái dương,… ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7.
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, các bệnh thuộc về yếu tố khách quan như tai nạn, thời tiết gây ra người bệnh có thể chủ động phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7 được, còn các yếu tố khác do bệnh lý gây nên thì không thể lường trước. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào người bệnh cũng nên lạc quan và sẵn sàng để đối mặt. Trong quá trình điều trị bệnh tật, tâm lý quyết định 50% sự thành công hay thất bại.
Phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7 không quá khó khăn, mỗi người có thể tự áp dụng và bảo vệ cho sức khỏe của chính mình.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Vụ nữ sinh 17 tuổi bị mất tích: Gia đình chỉ biết báo công an bản, chính quyền địa phương hỗ trợ ra sao?
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Rửa mặt bằng nước luộc rau bắp cải, cô gái 'hết hồn' vì da mặt trắng bóc, lỗ chân lông se khít
-
Bộ Y tế ra 6 khuyến cáo phòng chống dịch bệnh tay chân miệng
-
Sốt xuất huyết là bệnh gì?