Phòng bệnh dị ứng da ở trẻ khi giao mùa

( PHUNUTODAY ) - Thời tiết thay đổi cũng khiến cho trẻ dễ bị mắc bệnh liên quan đến da, đặc biệt là bệnh dị ứng da. Vậy khi trẻ bị dị ứng da cần phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin ngay dưới đây nhé!

Phòng bệnh dị ứng da ở trẻ nhỏ khi giao mùa

Làn da trẻ em rất nhạy cảm vì vậy khi trẻ có các vấn đề dị ứng, chàm sữa hay rôm sảy chứng tỏ lớp thượng bì bảo vệ da bị tổn thương, cộng thêm làn da bé với thành trì bảo vệ yếu ớt nên việc chăm sóc da trẻ dị ứng rôm sảy hay chàm sữa rất phức tạp.

7.phong-benh-viem-da-o-tre-nho-khi-giao-mua-1-phunutoday.vn

 

Khi hàng rào da bị tổn thương dẫn đến da bé sẽ trở nên thô ráp xù xì , ngứa và viêm đỏ, bé sẽ thường xuyên gãi dẫn đến da bị cọ xát nhiều và có nguy cơ bị nhiễm trùng hay trầy xước. Đây là điểm khởi đầu cho “vòng xoắn” trong bệnh lý chàm sữa, rôm sảy và dị ứng. Bởi ngay lúc này, nếu mẹ không chăm sóc đúng cách thì trẻ càng ngứa càng gãi, da càng khô lại càng ngứa, và trẻ càng lúc càng bị tổn thương thêm, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cũng như việc học tập của trẻ.

Chú ý chăm sóc da cho trẻ

Nguyên tắc quan trọng trong việc đẩy lùi “vòng xoắn” của bệnh lý chàm sữa, rôm sảy và dị ứng là thực hiện song song việc phục hồi chức năng bảo vệ da cũng như bổ sung chất giữ ẩm phù hợp cho làn da bé.  Thêm vào đó, để chăm sóc bé an toàn và hiệu quả, các bà mẹ có thể lưu ý đến những biện pháp sau:

+ Cho bé uống nhiều nước

+ Chọn các loại thực phẩm cho bé có nhiều acid béo Omega 6 để có thể giảm bớt tình trạng da khô cũng như khắc phục triệu chứng đỏ rát và ngứa, củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé.

+ Tránh cho bé tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng

+ Cần phải chăm sóc bé hàng ngày với hai bước đơn giản

Hướng dẫn phòng ngừa những loại bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ

1. Mẩn ngứa, dị ứng

Ngay khi ở độ tuổi 1-2 tháng trẻ đã có thể bắt đầu bị mẩn ngứa. Đây là bệnh viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân, trong đó có dị ứng thời tiết gây nên. 

7.phong-benh-viem-da-o-tre-nho-khi-giao-mua-2-phunutoday.vn

 

Bệnh mẩn ngứa thường xảy ra ở trẻ có cơ địa dị ứng, béo hoặc có người trong gia đình bị viêm da. Một số trẻ có thể tự kháng lại được bệnh này khi ở tầm 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên khi còn nhỏ, trẻ có sức đề kháng non nớt, cần chú ý bảo vệ bé trước các nguy cơ gây dị ứng như thời tiết, quần áo, đồ ăn thức uống.

2. Hăm da

Hăm da là tên thường gọi của tình trạng nổi mẩn đỏ do kích ứng, thường xuất hiện ở khu vực đóng tã của trẻ. Hăm tã tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ nếu mẹ không kịp thời phòng ngừa, xử lý.

Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng hăm ở trẻ, bạn cần giữ vùng da bị hăm được khô ráo và được tiếp xúc với không khí. Tắm rửa sạch sẽ, thường xuyên và lau khô kỹ sau mỗi lần tắm cho trẻ.

Với trẻ bị hăm tã, nên thường xuyên thay tã và kiểm tra lại loại tã mà bạn đang sử dụng có thấm hút nhanh và đảm bảo khô thoáng. Mẹ cũng nên chú ý lựa chọn đúng kích cỡ, đừng để bé mặc tã hay quần áo quá chật chội.

3. Tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh tuy mới xuất hiện nhưng tương đối nguy hiểm vì chưa có thuốc ngừa và đặc trị, thường hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây lan và có triệu chứng ban đầu là sốt, mổi mụn rộp ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân.

Để phòng chống tay chân miệng ở trẻ, cần rửa tay thường xuyên (với cả trẻ nhỏ và người lớn) trước khi cho bé ăn, chế biến thực phẩm, bế ẵm trẻ hay sau khi thay tã, làm vệ sinh.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn chín uống sôi và đảm bảo các vật dụng và nước sinh hoạt đều sạch sẽ. Các cha mẹ cũng nên chú ý tới đồ chơi của trẻ cũng như thường xuyên làm sạch nhà cửa, phòng ốc.

Lưu ý: Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra thăm khám kịp thời. Cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ và cách ly trẻ, hạn chế lây lan cho những trẻ xung quanh.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link