Xây sát, rách da
Té ngã gây trầy xước da hay va đập làm rách da chảy máu là chấn thương phổ biến nhất trong thể thao. Đối với các vết trầy xước, rách da việc làm đầu tiên là phải rửa nước sạch vết thương, sau đó có thể thoa nhẹ các loại thuốc sát trùng. Nếu vết rách da dài, sâu gây chảy máu cần được đi khâu để vết thương nhanh khỏi hơn và cũng tránh để lại sẹo lớn về sau.
Kinh nghiệm một số các y tá cho rằng khi bị vết thương “tươi” vùng da gây chảy máu thì việc sát trùng bằng cồn nhẹ tốt hơn là dùng nước oxy già, vì nước oxy già tuy cũng sát trùng nhưng khiến vết thương lâu lành hơn. Nước oxy già dùng để vệ sinh vết thương cũ bị nhiễm khuẩn hay mưng mủ vì nước oxy già khi sủi bọt sẽ tẩy các mô chết, vết bẩn để làm sạch vết thương.
Chấn thương cơ
Chấn thương cơ bao gồm ba cấp độ: Giãn cơ, căng cơ và rách-đứt cơ.
Giãn cơ: Chấn thương cơ dạng nhẹ do cơ giãn quá mức cho phép với số lượng bó sợi cơ bị đứt ít, gây đau nhưng không bị chảy máu trong và vùng bị giãn cơ có thể bị sưng nhẹ.
Căng cơ: Mức độ nặng hơn giãn cơ với vết đau vì sưng, đau nhiều và thường có vết bầm do một số sợi cơ bị rách (dưới 25% bó sợi cơ) khiến chảy máu trong.
Đối với chấn thương cơ nguyên tắc sơ cứu chung là chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên hoặc 48 tiếng (tùy theo mức độ) để làm dịu cảm giác đau sưng, sau đó mới thoa dầu nóng hay các thuốc xoa bóp phù hợp.
Đứt cơ: Chấn thương cơ nặng nhất khi cơ bị đứt hoàn toàn hoặc bị tách ra hẳn khỏi xương. Cách cơ cứu là chườm lạnh và chở ngay người bị chấn thương đến bệnh viện để chữa trị.
3. Sai-trật khớp
Trật khớp (hay trặc khớp) là việc xương bị nhô ra khỏi ổ khớp sau một động tác nào đó rồi trở lại vị trí cũ. Trật khớp thường kéo theo giãn dây chằng, mà phổ biết nhất là chấn thương lật cổ chân (lật sơ-mi) hay trật khớp vai. Trật khớp thường rất đau đớn và đôi khi kèm theo cả vết bầm tím do chảy máu trong vùng chấn thương.
Trật khớp nhẹ chỉ cần chườm đá trong 1-2 ngày, hạn chế cử động vết đau rồi xoa bóp với thuốc, dầu nóng thì tầm 8-10 ngày sẽ khỏi. Nhiều người bị sai-trật khớp nhẹ nhưng chủ quan, không nghỉ ngơi mà tiếp tục chơi thể thao khiến chấn thương thành mãn tính.
Trang bị các kiến thức về sơ cứu tại chỗ khi gặp chấn thương thể thao là một việc rất hữu ích, giúp phòng tránh các hậu quả về lâu dài cho cơ thể. Sau khi lành hẳn, đa số chấn thương thể thao đều gây đau nhức về sau, đặc biệt là bị thương nghiêm trọng. Trị liệu thần kinh cột sống là một trong những phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương, cơ bắp do các chấn thương thể thao trước đó gây ra. Với phương pháp không dùng thuốc, không phẫu thuật, tác động trực tiếp đến dây thần kinh của các khớp xương, nắn chỉnh cột sống không những giúp giảm đau nhức mà còn cho phép bạn đủ sức khỏe và độ dẻo dai theo đuổi các môn thể thao yêu thích.
Tác giả: