Theo Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, ứng dụng VNeID hiện đã cập nhật phiên bản 2.0.7, tích hợp nhiều tính năng có sẵn thông tin trên ứng dụng mà không cần gửi yêu cầu.
Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, mọi người nên cập nhật VNeID phiên bản 2.0.7 để sử dụng trải nghiệm ứng dụng VNeID mới nhất.
Dưới đây là các bước hướng dẫn cách tích hợp GPLX và BHYT vào ứng dụng VNEID.
Bước 1: Nâng cấp VNeID lên phiên bản 2.0.7
Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng, tại màn hình chính chọn “Ví giấy tờ”
Bước 3: Chọn "Tích hợp thông tin"
Bước 4: Chọn “Tạo mới yêu cầu”
Bước 5: Chọn loại giấy tờ cần tích hợp
Bước 6: Nhập thông tin của giấy tờ tích hợp
Sau đó chọn Gửi yêu cầu.
Sau khi tích hợp bằng lái xe và thẻ bảo hiểm y tế và được phê duyệt, người dân hoàn toàn có thể sử dụng ứng dụng VNeID thay thế 2 loại giấy tờ này và các giấy tờ khác với điều kiện đã đồng bộ các giấy tờ này vào tài khoản định danh mức 2.
Bên cạnh đó, ứng dụng VNeID cũng có thể thay giấy xác nhận cư trú.
Theo Điều 14 Nghị định 104 năm 2022, cơ quan, cá nhân tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Tra cứu thông tin cá nhân qua tài khoản định danh điện tử của công dân trong ứng dụng VNeID.
- Sử dụng thiết bị đầu đọc mã QRCode, thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Các phương thức khai thác khác theo pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, tra cứu thông tin cá nhân qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID là một trong những phương thức khai thác thông tin bắt buộc của cơ quan nhà nước khi giải quyết thủ tục hành chính.
Sự khác nhau giữa tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2
Theo các điều 8, 9, 12 Nghị định 59, tài khoản định danh điện tử của cá nhân đều có các thông tin cơ bản quan trọng để xác định danh tính. Trong đó, tài khoản định danh điện tử cá nhân được chia thành 2 mức độ với thông tin và giá trị sử dụng không giống nhau.
Thông tin tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 1
Tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 1 gồm các thông tin: Số định danh cá nhân; họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính. Trường hợp là người nước ngoài thì có thêm thông tin về số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Thông tin tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 2
Tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 2 có đầy đủ thông tin cá nhân như cấp độ 1, ngoài ra còn có thêm thông tin sinh trắc học là ảnh chân dung, vân tay, GPLX, đăng ký xe, thẻ BHYT…
Tác giả: Thạch Thảo
-
Mua nhà trong năm nay là khôn hay dại? Ông trùm BĐS Lý Gia Thành khuyên bạn điều này
-
Nghề lạ ở Việt Nam: Trồng thứ quả lạ, giá cao gấp 10 lần quả thường vẫn hút khách
-
Duy nhất 1 đối tượng khám trái tuyến vẫn được BHYT chi trả 100%, là ai?
-
Kể từ 2023: Ai có thẻ BHYT đi khám sẽ hưởng 1 quyền lợi rất cao, chưa từng có trong tiền lệ
-
Chỉ duy nhất trường hợp này bị tạm giữ thẻ BHYT và phạt nặng: Ai cũng nên biết kẻo mất tiền oan