Cải cách tiền lương từ nhiều nguồn
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, quyết định từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương.
Quốc hội yêu cầu từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Từ ngày 1/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh, nhiều ý kiến nhất trí thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 và đề nghị cần tính toán thận trọng, cân đối hợp lý, có lộ trình phù hợp, bảo đảm công bằng xã hội. Cần phải thực hiện đồng bộ giữa việc điều chỉnh mức lương cơ sở cùng với đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tinh giản biên chế gắn với xây dựng vị trí việc làm; có chính sách phù hợp, tránh cào bằng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể chính sách cải cách tiền lương và cân đối nguồn lực trong việc thực hiện cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030. Trong đó, ngoài chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, cần tính đến nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách lương, phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, bản... để bảo đảm tính khả thi, ổn định lâu dài theo lộ trình mà Nghị quyết 27-NQ/TW đã quy định.
Cách tính mức lương hưu công chức, viên chức từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đang gắn với lương cơ sở theo nghị quyết của Quốc hội được thông qua.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Theo đó, khi cải cách tiền lương 2024 sẽ làm tăng lương của các đối tượng tham gia BHXH thì xảy ra trường hợp người tham gia BHXH nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương và trước đó đã được hưởng mức lương mới thì khi nghỉ hưu, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người đó cũng sẽ tăng.
Vì mức lương hưu được tính từ mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tỉ lệ hưởng lương hưu nên nếu quy định về tỉ lệ hưởng lương hưu không thay đổi, khi mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tăng, mức lương hưu cũng sẽ tăng.
Như vậy, người tham gia BHXH sẽ được tăng lương hưu nếu cải cách tiền lương làm tăng lương.
Muốn hưởng lương hưu thì phải đáp ứng những điều kiện nào?
(1) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường
Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) thì năm 2023 điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, cụ thể năm 2023 đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
(2) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) cụ thể:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: cụ thể năm 2023 đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
(2) Đối với người lao động tham gia
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
(3) Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Tham gia BHXH theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) khi nghỉ việc đáp ứng điều kiện:
- Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH
- Đủ 56 tuổi.
Như vậy, cũng như lao động nam, lao động nữ khi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến 20 năm (tùy trường hợp) thì được hưởng lương hưu theo quy định.
Mức lương hưu của người đủ điều kiện nhận hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP) quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
- Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.
Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2023, tỷ lệ hưởng được tính như sau:
- Với lao động nam: tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
- Với lao động nữ: tham gia BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Để tiền trong tài khoản không bị lừa mất trắng: Đây là 3 cuộc gọi bạn phải tắt máy ngay
-
Hết tháng 11/2023: Ai chưa cài VNeID và tích hợp giấy tờ vào CCCD có bị phạt không?
-
Quên bằng lái xe có bị phạt không? Làm thế nào để chứng minh với CSGT là quên bằng?
-
4 "cái tiện" khi mua sắm được nhiều khách hàng hài lòng tại Nệm Thuần Việt
-
Lương hưu sẽ tăng bao nhiêu phần trăm khi Cải cách tiền lương 2024?