Cái chết cận kề, Chu Nguyên Chương vẫn liên tục hỏi đại thần 1 câu nhưng không ai dám đáp lời

( PHUNUTODAY ) - Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là “Hồng Vũ chi trị” và ông được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc. Vậy rốt cuộc, vị hoàng đế khai quốc của Minh triều đã sốt ruột điều gì mà đến khi chết vẫn còn lấn cấn đến vậy?

Câu chuyện về việc truyền ngôi của Chu Nguyên Chương

Chu Đệ hùng tài thao lược, bản lĩnh hơn người được Chu Nguyên Chương vô cùng yêu quý, tin tưởng. Nhưng vì sao lại không được chọn làm người kế vị?

Chu Nguyên Chuơng tổng cộng có 26 nguời con trai nhưng càng về cuối đời ông càng cảm thấy buồn rầu, bất an vì chưa biết giang sơn cơ nghiệp Đại Minh sẽ giao lại cho ai là xứng đáng.

Hoàng tử trưởng nam Chu Tiêu - con đẻ của Mã hoàng hậu là người may mắn được chọn làm người kế vị. Ngay khi Chu Tiêu 13 tuổi đã được lập làm hoàng thái tử. Thậm chí ông còn mời danh sĩ nổi tiếng Triết Giang đương thời là Tống Liêm về dạy cho thái tử với hi vọng Chu Tiêu sẽ là người thừa kế đầy tài năng.

Sau 25 năm trau dồi kiến thức, thêm độ chín của tuổi đời 38, Chu Tiêu hoàn toàn đủ bản lĩnh nối ngôi cha. Nhưng không may, tháng 1/1392 sau khi đi thị sát Thiểm Tây trở về trên người Chu Tiêu mọc bướu dữ đau đớn vô cùng, và cuối cùng mất sớm. Truởng nam của Chu Tiêu là Chu Anh Hùng cũng bất hạnh chết yểu từ 10 năm truớc.

Chu Tiêu mất sớm khiến hoàng đế Chu Nguyên Chương vô cùng đau lòng. Trong những người con trai còn lại thì ít người có thể tin tưởng được. Chu Vuơng, Tấn Vuơng đều là người có dã tâm lớn. Tần Vuơng là kẻ hoang đường thối nát, Lỗ Vuơng đần độn hơn người. Các vương tử khác kẻ thì phạm tội giết người kẻ thì đắm chìm trong tửu sắc không thì cũng không có chút kinh nghiệm cũng như tài năng chính trị nào.

Cuối cùng chỉ còn lại Yến Vương Chu Đệ và cháu đích tôn Chu Doãn Văn (con trai thứ của hoàng thái tử Chu Tiêu). Đối với Chu Doãn Văn, Chu Nguyên Chuơng mang nhiều trăn trở. Ông vừa yêu thích tính cách đầy nhân từ mềm mỏng, đặc biệt là sự hiếu kính của Doãn Văn, nhưng ông lại cảm thấy lo sợ bất an. Liệu rằng đôi vai yếu ớt và bản lĩnh nhân từ yếu mềm kia có gánh nổi trọng trách.

Ai là người kế vị phù hợp nhất?

Trong lịch sử, chúng ta đều biết Chu Đệ là người có tài, văn thao võ lược, cho nên Chu Đệ tự thấy mình có tư cách kế thừa ngôi vị, vốn nghĩ sau khi Hoàng huynh Chu Tiêu qua đời thì mình sẽ là người thừa kế ngai vàng. Nhưng đến khi thấy Chu Nguyện Chương muốn đem ngôi vị truyền lại cho Chu Doãn Văn, Chu Đệ vô cùng tức giận, tự hỏi tại sao cha không truyền ngôi cho con trai mà lại chọn cháu trai? Chẳng lẽ bản thân mình không được Phụ hoàng trọng dụng hay sao?

Nhưng cho đến tận lúc cuối đời, Chu Nguyên Chương vẫn nhất quyết chọn Chu Doãn Văn là người kế vị.

Bấy giờ, Chu Nguyên Chương yêu cầu tang lễ của mình rất đơn giản, đồ bồi táng cũng không muốn dùng đến vàng bạc, điều đó khiến rất nhiều người không thể hiểu được tại sao ông làm như vậy. Hơn nữa ông cũng không cho phép các Phiên vương quay về Kinh thành, có lẽ đây là chút cố gắng cuối cùng ông muốn dành cho người cháu trai Chu Doãn Văn của mình.

Mặt khác, Chu Nguyên Chương biết rõ rằng các con mình cũng sẽ không phục quyết định này, sẽ cho rằng Chu Doãn Văn không đủ tư cách để lên làm Hoàng đế, ông lo sợ các con mình sau này sẽ phế truất cháu trai của mình.

Trong số các vị Phiên vương, Chu Đệ là người có tư cách lên ngôi nhất. Bấy giờ, Chu Nguyên Chương vội vã cho gọi Chu Đệ về kinh. Giữa lúc bệnh nặng, việc cho gọi con trai quay về tuy rằng chưa biết Chu Nguyên Chương có ý đồ thực sự là gì, nhưng theo suy luận thì có lẽ ông muốn nhắc nhở con trai phải giữ nề nếp, sống trung thành hơn.

Thực tế lúc bấy giờ, chẳng có ai dám dò đoán Chu Nguyên Chương thực sự muốn làm điều gì, ngay đến cả Chu Doãn Văn cũng chẳng hiểu được. Bấy giờ, vì muốn đảm bảo an toàn cho mình, Chu Doãn Văn không hề muốn để Chu Đệ về kinh cho nên đã làm giả thánh chỉ.

Sau khi Chu Đệ nhận được mệnh lệnh, đã đi xuyên ngày xuyên đêm, đến khi đến được Giang Tô lại nhận được một đạo thánh chỉ lệnh ông quay trở về. Chu Đệ cảm thấy không hợp lý, nhưng lại không dám coi thánh chỉ là trò đùa, cho nên ông vẫn chọn quay trở về.

Sau cùng, Chu Nguyên Chương suy yếu, lúc tỉnh lúc mơ, nhưng vẫn liên tục hỏi 1 câu: "Chu Đệ đã về chưa".

Chu Nguyên Chương hỏi ba lần liền, nhưng không ai dám trả lời, cuối cùng cũng đành nhắm mắt xuôi tay, kết thúc một đời người.

Sau khi Chu Nguyên Chương qua đời, một cuộc "tắm máu" vẫn cứ xảy ra trong kinh thành của nhà Minh. Chu Đệ vì muốn tranh đoạt ngôi vị, giao tranh với Chu Doãn Văn. Có thể nếu khi trước, Chu Đệ được gặp Chu Nguyên Chương thì chuyện sau này đã chẳng xảy ra.

Chu Doãn Văn tự cho mình thông minh, cho rằng bản thân có thể ngăn chặn được chú mình, nhưng lại chẳng nghĩ đến khả năng vì Chu Nguyên Chương muốn bảo vệ ngôi vị cho Chu Doãn Văn nên mới cho gọi Chu Đệ vào cung.