Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến sở hữu tam cung lục viện, với hàng trăm phi tần mỹ nữ vây quanh. Nếu cung nữ nào lọt vào mắt xanh của nhà vua, sẽ được thái giám nhanh chóng đưa tới cung điện để thượng tẩm.
Trong các bộ phim cung đấu, người xem chứng kiến cảnh nhiều cung nữ vì muốn nhận được sủng ái của đấng quân vương mà không từ mọi thủ đoạn. Có người mang long thai, sinh hạ được hoàng tử, được tấn phong làm quý nhân, quý phi... một bước đổi đời. Thế nhưng thực tế, không phải cung nữ nào cũng được đổi đời. Và hầu như những ai lọt vào mắt xanh của nhà vua đều có kết thúc cực kỳ bi thảm.
Cụ thể dưới đây là những nguyên nhân, họ chỉ muốn được "mờ nhạt" đến cuối đời:
Nguyên nhân thứ nhất: Ý thức được sự thua thiệt về xuất thân
Các cung nữ đều ý thức rõ ràng về xuất thân của mình trong hoàng cung, đa số họ đều xuất thân từ tầng lớp nô bộc cực kỳ thấp kém trong xã hội. Trong khi đó, phi tử trong hậu cung đều xuất thân danh môn khuê các, có chỗ dựa vững vàng, phải trải qua những cuộc tuyển tú gắt gao.
Thế nên, các cung nữ hiểu mình không có tư cách để được hoàng đế nhìn trúng. Và chính bản thân họ cũng không có hậu thuẫn vững chắc, nên nếu được sủng hạnh, rất dễ rước họa vào thân.
Nguyên nhân thứ hai: Không có năng lực trụ lại trong những cuộc sủng khốc liệt
Như đã đề cập ở trên, các cung nữ vốn đã thua thiệt về xuất thân, sao có đủ thế lực để đấu lại những phi tần vừa có hậu phương vững chắc? Vì vậy họ rất dễ bị thất sủng, thậm chí bỏ mạng bởi những chiêu trò quyền lực mờ ám. Ở chỗ hậu cung thâm độc, với trăm ngàn mỹ nữ, cái chết của 1 chủ tử xuất thần bần hàn cũng sớm rơi vào quên lãng mà thôi.
Nguyên nhân thứ ba: Không có tư cách được mang long thai
Với các cung nữ được nhà vua ân sủng, nếu mang long thai mà không được sắc phong thì sẽ bị ban chết. Bởi xuất thân thua thiệt, hèn kém của họ sẽ khiến nhà vua mất mặt. Nên đứa con của họ và cả họ đều không có tư cách xuất hiện trên cuộc đời này.