Từ ngày 1-7, cải cách tiền lương diễn ra, Nhà nước sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương hiện hành và xây dựng bảng lương mới với mức lương cơ bản với số tiền cụ thể, áp dụng từng vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo.
Trong 3 năm qua, Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW) đến ngày 1.7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khoảng 60%.
Theo Nghị quyết 27, mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Như vậy, từ ngày 1.7.2024, có thể tăng lương công chức lên khoảng 30% và từ năm 2025, tăng thêm 7%/năm đối với công chức.
Theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP 2024, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện, trong tháng 5.2024 phải hoàn thành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Có thể trong tháng 5.2024 sẽ có một Nghị định mới quy định về chế độ tiền lương đối với công chức khi thực hiện cải cách tiền lương 2024.
Ngoài ra, những khoản phụ cấp sẽ tiếp tục áp dụng trong đợt cải cách tiền lương 2024 bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Tác giả: Thạch Thảo
-
Từ tháng 7/2024: Những khoản phụ cấp sẽ bị bãi bỏ khi thực hiện Cải cách tiền lương
-
4 trường hợp bị cắt, tạm dừng nhận lương hưu trong năm 2024: Đặc biệt trường hợp thứ 1 sẽ không được nhận lại
-
Những ngành nghề đang được “thống trị” bởi Nữ quản lý”
-
Công thức tính lương hưu năm 2024 mới nhất, ai cũng nên nắm
-
2 đối tượng được hưởng mức lương cao nhất từ tháng 7/2024