Mua bán đất có sổ đỏ hộ gia đình năm 2024 có phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên không?

19:18, Thứ năm 07/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những lưu ý mà người dân cần đặc biệt quan tâm khi mua bán nhà đất có sổ đỏ hộ gia đình năm 2024 để tránh xảy ra tranh chấp.

Bán đất sổ đỏ hộ gia đình cần có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất. Dưới đây là những lưu ý mà người dân cần đặc biệt quan tâm khi mua bán nhà đất có sổ đỏ hộ gia đình năm 2024 để tránh xảy ra tranh chấp.

Bán đất sổ đỏ hộ gia đình phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên

Mua bán đất (hay còn gọi là sang tên sổ đỏ) là cách người dân gọi để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khi chuyển nhượng đất của hộ gia đình phải được người có tên trên sổ đỏ hoặc người được uỷ quyền ký tên đồng ý: "Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.

Bán đất sổ đỏ hộ gia đình phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên

Bán đất sổ đỏ hộ gia đình phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên

Như vậy, khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình, các thành viên có chung quyền sử dụng đất không nhất thiết phải có mặt, nhưng phải có văn bản đồng ý chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực để người đứng tên trên sổ đỏ hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng chuyển nhượng với bên mua.

Thủ tục bán đất sổ đỏ hộ gia đình mới nhất

+ Giấy tờ cần chuẩn bị

Đất sổ đỏ đứng tên hộ gia đình, khi chuyển nhượng cần những giấy tờ sau:

- Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

- Hợp đồng mua bán (chuyển nhượng quyền sử dụng đất).

- Văn bản xác nhận/cam kết đồng ý của các thành viên chung quyền sở hữu nhà đất của hộ gia đình.

- Tờ khai lệ phí trước bạ và các giấy tờ khác liên quan khác.

+ Thủ tục

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình, gồm các bước sau:

Bước 1: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Bước 2: Đăng ký biến động đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.

+ Các khoản phí phải nộp khi sang tên sổ đỏ hộ gia đình

Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị định 140/2016/NĐ-CP, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải nộp các loại thuế, lệ phí, gồm: Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ biến động.

Những quyền của chủ hộ khi gia đình được cấp sổ đỏ hộ gia đình

Những quyền của chủ hộ đối với mảnh đất của gia đình được quy định trong luật đất đai 2013 và thông tư 23/2014/TT-BTNMT

Những quyền của chủ hộ đối với mảnh đất của gia đình được quy định trong luật đất đai 2013 và thông tư 23/2014/TT-BTNMT

Những quyền của chủ hộ đối với mảnh đất của gia đình được quy định trong luật đất đai 2013 và thông tư 23/2014/TT-BTNMT cụ thể:

– Chủ hộ được đứng tên sổ đỏ, sổ hồng. Căn cứ điểm c khoản 1 điều 5 thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định cách ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Khi cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, hộ gia đình sử dụng đất thì ghi hộ ông hoặc hộ bà sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

– Ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giao dịch khác: đất của hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của các thành viên. Đây là tài sản chung có thể phân chia khi chuyển nhượng thì không cần phải có chữ ký của toàn bộ thành viên hộ gia đình sử dụng đất và hợp đồng chuyển nhượng tặng cho mà chỉ cần người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký tên được quy định tại khoản 1 điều 64 Nghị định 43/2014: hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên. Bên cạnh đó người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về nhà đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

– Ký các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai: trong quá trình sử dụng đất có thể phát sinh nhiều thủ tục hành chính về đất đai. Khi đó người đứng tên trên giấy chứng nhận thường là chủ hộ có quyền ký các mẫu giấy tờ, hồ sơ, các thủ tục đó. Cụ thể:

+ Ký vào đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

+ Ký vào các mẫu đơn khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính giấy chứng nhận

+ Ký vào các mẫu đơn, các thủ tục đăng ký biến động khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Như vậy khi hộ gia đình được cấp sổ đỏ chủ hộ có các quyền như quyền được đứng tên sổ đỏ sổ hồng, được thay mặt hộ gia đình ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, tặng cho, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất. Ký vào các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai như đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, đơn thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính giấy chứng nhận hoặc các mẫu đơn đăng ký, biến động khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm