Cảnh báo: Ăn 50g loại thịt này mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư, tái phát và di căn nhanh hơn

( PHUNUTODAY ) - Loại thịt này tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu không được xử lý đúng cách.

Vì sao không nên ăn thịt cổ lợn?

Thịt cổ lợn là phần thịt thường được khuyến cáo hạn chế sử dụng do tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Khi lợn bị giết mổ, vùng cổ chính là nơi chọc tiết, khiến máu dễ tụ lại. Đây cũng là vị trí thường được tiêm thuốc, đồng thời tập trung nhiều hạch bạch huyết và tuyến chuyển hóa – nơi có thể tồn tại virus, vi khuẩn gây bệnh. Nếu không xử lý kỹ, việc tiêu thụ thịt cổ có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc cấp tính.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thịt cổ không hoàn toàn đồng nghĩa với các hạch bạch huyết. Trong cơ thể lợn có hàng trăm hạch, và khu vực đầu – cổ chỉ là nơi tập trung nhiều hơn. Để đảm bảo an toàn, khi chế biến thịt cổ, cần loại bỏ hoàn toàn các tuyến có dấu hiệu bất thường như hạch viêm, tuyến giáp và tuyến thượng thận trước khi sử dụng.

Thịt cổ lợn là phần thịt thường được khuyến cáo hạn chế sử dụng do tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Khi lợn bị giết mổ, vùng cổ chính là nơi chọc tiết, khiến máu dễ tụ lại.

3 bước để nhận biết thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia an toàn thực phẩm, người tiêu dùng có thể áp dụng nguyên tắc “3 nhìn – 2 hỏi – 1 chọn” để nhận biết loại thịt không nên sử dụng:

1. Quan sát kỹ lưỡng

Màu sắc và kết cấu: Thịt có màu trắng bệch, tái xám hoặc trông nhợt nhạt bất thường, nhiều mỡ, thớ thịt mềm, rời rạc và không rõ sợi cơ là dấu hiệu không nên bỏ qua. Đây là đặc điểm của thịt kém chất lượng, có thể đã bị biến đổi hoặc không được bảo quản đúng cách.

Cảm giác khi sờ: Khi chạm vào, nếu cảm nhận được các cục lợn cợn hoặc khối cứng ẩn trong lớp mỡ, rất có thể đó là hạch bạch huyết, tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận chưa được loại bỏ. Loại thịt này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn và không nên sử dụng.

Mùi: Thịt có mùi tanh nồng, hơi hôi, đặc biệt khi chưa nấu chín, là dấu hiệu rõ ràng của thịt ôi, không còn tươi hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Khi chạm vào, nếu cảm nhận được các cục lợn cợn hoặc khối cứng ẩn trong lớp mỡ, rất có thể đó là hạch bạch huyết, tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận chưa được loại bỏ.

2. Hỏi rõ thông tin

Nguồn gốc: Đừng ngần ngại hỏi người bán về nguồn gốc sản phẩm. Nếu người bán trả lời mập mờ, không rõ ràng hoặc từ chối cung cấp thông tin, người tiêu dùng cần cảnh giác.

Quy trình sơ chế: Cần hỏi rõ liệu thịt đã được xử lý đúng quy trình hay chưa, đặc biệt là việc loại bỏ các tuyến và hạch bệnh lý. Một người bán có hiểu biết và minh bạch sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm.

3. Lựa chọn điểm mua uy tín

Sau khi quan sát và hỏi kỹ, bước cuối cùng là chọn nơi mua hàng đáng tin cậy:

Chợ truyền thống có kiểm soát: Nên ưu tiên các quầy thịt có vị trí cố định, có dấu kiểm dịch và được kiểm tra thường xuyên.

Siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sạch: Sản phẩm ở đây thường được đóng gói sẵn, ghi rõ thông tin về nguồn gốc, ngày giết mổ, hạn sử dụng và có tem kiểm định thú y.

Tránh mua thịt trôi nổi: Hạn chế mua thịt tại các điểm bán ven đường hoặc thịt không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ kiểm dịch dù giá rẻ.

Gợi ý hai phần thịt ngon, nên chọn mua

Thịt má đào: Là phần thịt nằm sâu bên trong má heo, thịt má đào có vị ngọt, thơm, xen kẽ gân mềm, không nhiều mỡ. Đây là phần thịt được nhiều người ưa chuộng vì khi chế biến vừa mềm, vừa đậm vị mà không bị ngấy.

Thịt đế thăn: Đây là phần đế của miếng thịt thăn – một trong những phần ngon nhất của heo. Thịt đế thăn có sự cân bằng lý tưởng giữa nạc và mỡ, không bị khô như thăn nguyên miếng, lại không quá béo, phù hợp cho nhiều món ăn.

Tác giả: Bảo Ninh