Một bà mẹ sống tại Hà Nội muốn ăng ký khóa tu mùa hè cho con trai, người phụ nữ được các đối tượng yêu cầu mua các vật phẩm nhiều lần với số tiền lên tới 2,8 tỉ đồng và bị chiếm đoạt.
Trước đó, vào ngày 16.3, Công an TP Hà Nội thông tin về vụ việc một phụ nữ bị lừa đảo chiếm đoạt 2,8 tỉ đồng khi đăng ký cho con tham gia khóa tu mùa hè.
Còn 2 tháng nữa là kết thúc năm học. Đây cũng là khoảng thời gian các bậc cha mẹ đi tìm các khóa học hè cho con em mình. Các khóa học ngày càng đa dạng hơn, từ các nhà trường cho đến các trung tâm dạy năng khiếu.
Nhiều gia đình đã chọn cho con mình các khóa học tu sinh. Đây cũng là cơ hội để các đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.
Khi nghiên cứu các khóa tu mùa hè cho con, chị H (trú tại Hà Nội) có kết nối với tài khoản Facebook “Tu Sinh Mùa Hè” để đăng ký cho con. Sau đó, một người xưng là “”Trưởng ban Tu sinh” gọi cho chị H, giới thiệu và cung cấp số và ảnh căn cước công dân của “Trưởng ban” để tạo niềm tin.
Đối tượng đưa chị H vào nhóm trên mạng xã hội Telegram và yêu cầu mua vật phẩm phong thủy nhằm tăng tương tác cho công ty vật phẩm phong thủy, vì họ là nhà tài trợ chính cho khóa tu. Khi mua vật phẩm, sau 3- 5 phút công ty sẽ hoàn lại tiền phụ huynh sẽ mua.
Sau nhiều lần mua và được hoàn lại tiền vật phẩm, chị H được yêu cầu chuyển số tiền lớn hơn với lý do: sai thao tác, không chụp ảnh vật phẩm, phải hoàn thành thao tác, hoàn thành điểm tín nhiệm.
Trước chiêu trò lừa đảo thông qua các khóa tu mùa hè đang rộ lên trên mạng xã hội, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi tìm hiểu các thông tin về các khóa học trên các trang mạng xã hội để tránh bị lừa đảo.
Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tội phạm để phòng ngừa, tuyên truyền cho người thân. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết vụ việc theo quy định.
Cảnh báo danh sách số điện thoại lừa đảo
Một số đầu số điện thoại quốc tế có dấu hiệu lừa đảo: +224, +231, +232, +247, +252, +375, +381, +371, +563, +255, +370…Các đầu số điện thoại lừa đảo tại Việt Nam người dùng nên cảnh giác: +024, +028, +1900.Theo công an thành phố Hà Nội thì các số như: 6781, 6768, 7775, 8781, 7777, 8700, 8125, 7769, 6716, 8791, 7786, 8774… cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lừa đảo.
Tác giả: Min Min
-
Loại lá từng bị ‘ngó lơ’ nay thành đặc sản cháy hàng, giá cao ngất ngưởng 170.000 đồng/kg, còn được xuất khẩu
-
Từ 1/7/2024, mức lương mới cao nhất vượt 18 triệu áp dụng cho những ai?
-
Hết tháng 3/2024: Người chưa cài VNeID, chưa tích hợp giấy tờ vào CCCD có bị phạt không?
-
3 cách chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng nhanh gọn nhất, tiết kiệm thời gian
-
Kể từ nay, mua bán đất sổ đỏ hộ gia đình có phải xin chữ ký tất cả các thành viên không?