Câu chuyện Phật giáo: Ngược đời - cái nghèo cũng có thể đem bán được, thậm chí còn giàu nứt đố đổ vách

( PHUNUTODAY ) - Người trí sáng, sẽ biết dùng bố thí để bán đi cái nghèo khó. Chuyện gì cũng vậy, nếu không biết cách cho đi, thì sao có quyền nhận lại.

Cái nghèo cũng có giá trị của nó

Phật giáo có một câu chuyện thế này. Ngày xưa có một gia đình rất giàu có. Trong nhà có một bà lão nô bộc cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thậm chí còn phải chịu đòn roi của chủ, bị dày vò hết ngày này qua tháng nọ.

Một hôm, bà lão này mang bình ra sông lấy nước, mọi uất ức trong lòng như nước vỡ bờ, bà bật khóc nức nở. Đệ tử của Đức Phật là Già tôn giả Ca Chiên Diên đi qua động lòng khuyên nhủ: “Nếu bà không muốn khổ, tại sao lại không bán quách nó đi?” Bà lão đáp: “Sự bần cùng của tôi liệu ai muốn mua chứ?”

Tôn giả mỉm cười: “Cái nghèo có thể đem bán được. Bây giờ, bà hãy rửa chiếc bình kia, đổ đầy nước sạch, rồi đem phân phát cho các tăng nhân.” Bà lão run sợ: “Nhưng cái bình là của chủ, sao tôi dám tự tiện?” Tôn giả đáp lại: “Nhưng nước là do bà lấy về, cho nên số nước đó là của bà.”

Bà lão nghe xong liền làm theo lời vị Tôn giả. Không chỉ vậy, ngài còn đích thân tiếp nhận và dạy cho bà niệm Phật. Một tháng sau, bà lão qua đời. Người chủ phát hiện ra thi thể bà đã vô cùng phẫn nộ, ra lệnh đem ném vào trong rừng cây.

Linh hồn bà lão nhờ quy y của Phật mà được đến miền cực lạc, xem như bà đã bán đi được cái nghèo hèn. Bà mỉm cười rải hoa tươi lên thân xác nhơ bẩn của mình. Kỳ lạ thay, chúng tuy tầm thường, nhưng toả hương thơm ngào ngạt, thanh khiết.

Muốn giàu có, trước hết phải biết cho đi

Người trí sáng, sẽ biết dùng bố thí để bán đi cái nghèo khó. Chuyện gì cũng vậy, nếu không biết cách cho đi, thì sao có quyền nhận lại? Kính Phật, ngả lòng trước cái thiện, sẽ bán đi được cái đê tiện, bần cùng, mua về sự thanh tao, an lạc, mà dù bạc vàng nhiều đến đâu cũng không thể mua nổi.

Trong cuộc sống, cho đi càng nhiều, tài sản giữ được sẽ ít đi, vậy nên ta thường cân nhắc thiệt hơn. Thế nhưng nếu làm việc thiện mà sinh lòng đo đếm, sẽ làm giảm giá trị của chân thiện mỹ. Nhân gian thường nói “bánh ít đổi đi, bánh quy đổi lại”, cho đi mà mong nhận lại, chỉ là cuộc đổi chác mà thôi.

Vậy nên, bố thí, tạo phúc cho thiên là là bài thuốc hữu hiệu chữa trị thói tham lam, ích kỷ, nghèo khó, hèn mọn. Khi chúng ta nếm đủ những cay đắng của cuộc đời, hãy đón nhận nó bằng sự bao dung và không ngừng rèn rũa bản thân. Nhân quả rất công bằng, gieo nhân tốt sẽ gặt được quả ngọt, thanh mát, an nhiên.

Tác giả: Xuân Quỳnh