Cây đinh lăng là một loài cây trồng nhiều tại Việt Nam, nổi tiếng với cái tên “nhân sâm của người nghèo” bởi nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Không chỉ vậy, ngày nay người ta còn có xu hướng trồng cây đinh lăng như một loại cây cảnh trong nhà, giúp gia chủ hút tài lộc, may mắn.
Đặc điểm cây đinh lăng
Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng. Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.
Cây nhỏ, cao từ 1 đến 2 mét. Lá kép lông chim 2 đến 3 lần, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám còn quả dẹt có màu trắng bạc. Theo nghiên cứu của GS Ngô Ứng Long cùng các cộng sự thuộc học viện Quân y, cây đinh lăng cùng họ với nhân sâm.
Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin giống như sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 amino acid cần thiết cho cơ thể và những amino acid không thể thay thế được như lyzin, cystein, methionin.
Vị trí tốt nhất trồng cây đinh lăng kích hoạt tài lộc
Cây đinh lăng không có vẻ ngoài bắt mắt như những loại cây cảnh khác nhưng lá cây lại rất thẩm mỹ. Cây có chiều cao không quá cao, không che khuất cửa nhà vì thế gia chủ có thể trồng như hàng rào.
Hơn nữa, quanh năm cây luôn cho lá tươi tốt chỉ có những lá già úa mới ngả màu vàng. Nhìn chung, cây đinh lăng đem lại không gian xanh mát, giúp gia chủ thư giãn và giảm stress vô cùng hữu ích. Hơn nữa, điểm nổi bật của cây đinh lăng chính là dễ trồng. Cây hầu như không sâu bệnh, phát triển rất thích hợp ở khu vực nước ta, khí hậu cận nhiệt đới ẩm.
Theo quan niệm dân gian, trồng cây đinh lăng trước nhà có thể giúp gia đình chặn bớt luồng khí xấu, đồng thời còn thu hút nhiều lộc tài. Có đinh lăng trấn giữ nhà cửa thì tiền của sẽ không bị thất thoát mà còn còn giúp gia đình hạn chế nhiều điềm xấu.
Tuy nhiên, khi trồng đinh lăng cũng cần hết sức lưu ý, tuyệt đối không chắn ngang lối đi chính. Bạn nên trồng đinh lăng lệch sang một bên để chừa lối thu hút vượng khí vào nhà. Không nên trồng cây dựa sát tường, thay vào đó hãy ưu tiên các vị trí hướng nắng vì đây vốn là loài cây ưu nắng.
Cây đinh lăng là nguồn năng lượng xanh đặc biệt rất hợp với những người mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Chính vì vậy, gia chủ mệnh này nên trồng nhiều cây đinh lăng để tạo thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Một số bài thuốc thường dùng từ đinh lăng
Dưới đây là một số bài thuốc với đinh lăng thường được sử dụng:
- Bồi bổ và thanh lọc cơ thể: Dùng khoảng 150-200g lá đinh lăng tươi, nấu với khoảng 1 lít nước. Sau khi sôi 5-7 phút, chắt lấy nước đầu tiên. Có thể tiếp tục đổ khoảng 200ml nước để nấu sôi và lấy nước thứ hai để sử dụng trong ngày.
- Thông tia sữa, căng tức ngực: Lấy 30-40g rễ đinh lăng, thêm 500ml nước sắc cho đến khi còn 250ml. Uống khi còn nóng. Uống liên tục trong 2-3 ngày để giảm nhức vú và sữa chảy bình thường.
- Chữa đau khớp và nhanh lành vết thương: Lá đinh lăng giã nhuyễn sau đó đắp lên vết thương hoặc vùng bị sưng đau sẽ vô cùng hiệu quả.
- Chữa liệt dương: Mỗi vị 12g gồm rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, sa nhân 6g, trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8 g. Sắc thành thuốc và uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc chữa mệt mỏi: Dùng 0,5g rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng, nấu với 100ml nước trong khoảng 15 phút, chia thành 2-3 lần uống trong 1 ngày.
- Chữa dị ứng, ban sởi, ho và kiết lỵ: Sắc chung 10g lá đinh lăng khô với 200ml nước và sử dụng trong ngày.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Trong nhà trồng 1 cây chanh thu lợi từ gốc đến ngọn, lại mang tài lộc và sự viêm mãn cho gia đình
-
Kinh nghiệm phong thuỷ cổ nhân "Cổng chính xuyên qua đại sảnh, nhà tan cửa nát”, có nghĩa gì?
-
Trước cửa có 3 thứ càng to càng chặn đứng thần Tài, gia chủ muốn tốt thì bỏ ngay
-
Cây này cực dễ trồng trong nhà lại mang tới may mắn giàu có và khỏe mạnh cho cả nhà
-
Đầu giường để 5 vật này, tiền tài về như thác đổ, gia đình hưng thịnh