Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây phong thủy quen thuộc đối với người Việt. Cây này thường được trồng làm cảnh trong nhà, trong vườn. Cây có khả năng thanh lọc rất tốt. Theo quan niệm phong thủy, cây lưỡi hổ mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình, nhất là khi cây nở hoa.
Cây lưỡi hổ không dễ ra hoa. Thông thường, chỉ có những cây trồng trên 5 năm mới bắt đầu có khả năng ra hoa. Tất nhiên, còn tùy vào điều kiện chăm sóc có phù hợp hay không. Nếu không được chăm sóc đúng cách thì cây lưỡi hổ sẽ không thể nở hoa.
Cây có thể ra hoa thường xuyên trong khoảng từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Hoa lưỡi hổ có màu trắng hoặc trắng xanh, trắng vàng, bông hoa có 6 cánh, cánh dài khoảng 3,5 cm. Hoa mọc thành từng chùm. Hoa lưỡi hổ có mùi thơm dễ chịu, hay nở về tầm chiều. Loại hoa này có một đặc điểm là nhanh tàn, khoảng 5-7 ngày là hoa sẽ rụng.
Để cây ra hoa, bạn không thể chỉ tưới nước lã cho hãy. Hãy bổ sung những thứ này để cây xanh tốt, sớm trổ bông.
Tươi phân kali cho cây lưỡi hổ
Sau khoảng 5 năm trồng, cây lưỡi hổ sẽ bước vào giai đoạn trưởng thành. Lúc này, cây rất cần dinh dưỡng, đặc biệt là lân và kali. Được cung cấp đủ dưỡng chất thì cây mới ra hoa. Bạn có thể dùng phân Huaduoduo 2 hoặc kali dihydrogen phosphate hòa với nước để tưới cho cây. Lưu ý, tỷ lệ phân là nước là 1:1000. Mỗi tuần sẽ tưới cho cây một lần, tưới khoảng 4 lần thì dừng. Khi tưới, hãy phun nước vào gốc và lá. Như vậy, cây sẽ khỏe hơn, lớn nhanh hơn và sớm ra hoa.
Tưới phân trùn quế cho cây lưỡi hổ
Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ tự nhiên chứa nhiều phốt pho, kali, axit amin nitrat. Những chất này rất cần cho sự phát triển của cây lưỡi hổ.
Phân trùn quế có thể dùng cho rất nhiều loại cây trồng khác nhau và không cần phải lên men nên rất tiện dụng.
Bạn có thể trộn phân trùn quế với đất hoặc hòa với nước rồi tưới cho cây. Sau khoảng một tháng, bạn sẽ thấy cây có sự khác biệt.
Tươi nước ngâm đậu nành cho cây lưỡi hổ
Hạt đậu nành (đậu tương) là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để làm phân bón cho các loại cây cảnh trong nhà.
Đậu nành giàu nitơ. Trong quá trình sinh trưởng, cây lưỡi hổ rất cần nitơ để phát triển, nhất là lúc ra hoa. Vì vậy, nước đậu nành là "thần dược" dành cho cây lưỡi hổ.
Để làm nước đậu nành tưới cây, bạn cần ngâm đậu nành trong nước qua đêm rồi đem nấu chín.
Khi hạt đậu nành đã chín mềm, hãy vớt hạt đậu ra để nghiền nhuyễn và để nguội.
Cho phần nước luộc và hạt đậu đã nghiền vào thùng kín, có thể đổ thêm nước sạch. Chỉ cần đổ đầy 70% dung tích của thùng, không nên đổ quá nhiều tránh tình trạng khi hạt đậu lên men sinh ra khí làm nước bên trong trào ra ngoài.
Đậy kín thùng và để ở nơi thông thoáng. Cứ khoảng 3 ngày mở nắp thùng một lần để giảm bọt khí. Sau khi lên men khoảng 2 tháng, đậu nành đã phân hủy là bạn có thể đem ra dùng.
Lưu ý, không sử dụng nước đậu nành lên men nguyên chất tưới cho cây vì nó có thể làm cháy rễ cây. Hãy pha loãng nước đậu nành lên men với nước sạch theo tỷ lệ 1:50. Hai tháng tưới cho cây một lần là đủ.
Bạn có thể dùng nước đậu nành lên men để tưới cho các loại cây khác trong nhà.
Lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ
Tưới nước: Cây lưỡi hổ không cần tưới nhiều nước. Tốt nhất là nên chờ cho tới khi đất khô thì mới bổ sung thêm nước.
Ánh sáng: Cây lưỡi hổ ưa bóng râm, thích nơi ánh sáng yếu. Bạn nên trồng cây ở những nơi không có nắng gắt. Nếu trồng trong nhà, hãy cho cây phơi nắng sau 2-3 tháng. Nên phơi nắng cho cây trong khoảng 7-9 giờ sáng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cây kim tiền thích 'ăn' 3 thứ này, cứ vùi vào chậu là chồi non đua nhau mọc, nhanh ra hoa
-
Bật chế độ này lên: Điện thoại tự động bắt Wifi không cần hỏi mật khẩu, chẳng cần tốn tiền 4G
-
Vì sao người Nhật thường không bảo quản trứng trong tủ lạnh: Biết lý do rồi ai cũng muốn làm theo
-
Rán nem nhớ cho thêm 1 thứ: Gói cái nào cũng đều tăm tắp, vỏ vàng giòn, để không bị ỉu
-
Ban đêm bật điều hòa 28, 29 độ tưởng tiết kiệm điện hóa ra 'sai bét': Đây mới là mức phù hợp nhất