Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) – vị thuốc quý dân gian
Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo, mặc hán liên. Cỏ nhọ nồi thường mọc hoang trong các vườn nhà, ở ven đường, các vùng quê vô cùng phổ biến.
Cỏ nhọ nồi tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận… dùng tươi hoặc sấy khô.
Theo tài liệu tại Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được dùng trị bệnh gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương.
Tại Trung Quốc, toàn cây làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da.
Tại nước ta, Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung…
Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương… hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ từ cỏ nhọ nồi như sau:
Bài 1: Chữa gan nhiễm mỡ thông thường
Nguyên liệu gồm: 30g cỏ nhọ nồi, 5g trạch tả, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy.
Đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục cho đến khi hết bệnh.
Bài 2: Gan nhiễm mỡ do rượu bia
Nguyên liệu: 30g cỏ nhọ nồi, 15g trạch tả, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy, 30g cát căn 30g, 15g chỉ củ tử (hạt khúng khéng), 15g bồ công anh.
Đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục cho đến khi hết bệnh.
Bà 3: Gan nhiễm mỡ do béo phì
Nguyên liệu: 30g cỏ nhọ nồi, 15g trạch tả, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy, 15g lá sen, 6g đại hoàng
Đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục cho đến khi hết bệnh.
Lợi thế của các bài thuốc dân gian từ cây cỏ nhọ nồi là lành tính, an toàn, có thể điều trị lâu dài, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc điều trị bằng bằng Đông y như thế này đòi hỏi sự kiên trì mới đạt được các hiệu quả trị liệu của bài thuốc. Người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ khi áp dụng bài thuốc.
Tác giả: