Cây rung lá rụng người rung phúc bạc: Bỏ ngay thói quen này kẻo thần Tài chưa đến đã đi

( PHUNUTODAY ) - Từ dáng đi đứng, ngồi hay khi ăn uống - những hình tướng bên ngoài này đều tiết lộ rất nhiều điều: nội tâm tính cách, vấn đề sức khoẻ và cả dự báo vận mệnh tương lai nữa. Lời truyền cổ nhân về thói quen rung chân liệu có đúng: “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”?

Rung chân dưới góc nhìn nhân tướng học

Người xưa có câu: "Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc". Ý ám chỉ những người rung chân, nam thì không tụ tài, nữ thì tuỳ tiện và cuộc đời những người có thói quen rung chân sẽ lận đận, nghèo khổ. Những điều này liệu có đúng?

Những cử chỉ, hành vi thường ngày như cách ngồi ăn, đi đứng được các cụ thời xưa ấn định nhiều quy tắc. Người xưa quan điểm rằng, khi ăn cơm, bàn tay phải nâng bát cơm lên, vừa tránh rơi đồ ăn, vừa thể hiện ý tứ. Nếu bàn tay không cầm bát cơm lên thì sẽ "nghèo khổ" cả đời. Giống như việc, phải để đồ ăn theo miệng chứ không phải miệng chạy theo đồ ăn khiến đầu chúc xuống. Quan điểm này thể hiện, việc sự no đủ sẽ đi theo mình chứ không phải ngược lại.

Vậy còn thói quen rung chân, rung đùi? Theo góc nhìn của Nhân tướng học, rung chân là một biểu hiện của tướng phá tài: "Nam rung chân thì cùng cực, nữ rung chân thì hèn hạ". Nhận định này liệu có khắt khe thái quá hay không?

Nhân tướng học cho rằng, những người có thói quen, lúc đi thì đung đưa, hễ cứ ngồi xuống là rung chân thể hiện nội tâm người này luôn ở trạng thái không yên. Không chỉ vậy, rung chân còn là biểu hiện của sự bất cần, không có chí. Người thường xuyên rung chân dễ bằng lòng với cuộc sống, dễ thoả mãn với kết quả bản thân đạt được dù ít hay nhiều. Chính vì dễ thoả mãn, lại coi trọng vật chất hơn tinh thần nên người có thói quen này thích được tâng bốc, nịnh hót và khen ngợi.

Dưới góc nhìn của Nhân tướng học còn tiết lộ, người có thói quen rung chân là người sống ích kỷ, mặc dù không hại người khác nhưng thường toan tính chỉ để có lợi cho mình.

Ở khía cạnh khác, đôi khi rung chân xuất hiện do bản thân năng lực yếu kém, thiếu tự tin trong giao tiếp và ứng xử. Hiện tượng rung chân xuất hiện để tự an ủi và gia tăng động lực, tự tin cho bản thân.

Nhân tướng học cũng cho hay, những người có thói quen rung chân thường khao khát được người khác thấu hiểu, ít khi có tư tưởng hãm hại người khác. Câu nói "Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc" ý chỉ người cần tư thế vững chắc, ổn định thì mới tụ được tài lâu dài. Cây cối rung dễ bị bật gốc.

Ăn nói tuỳ tiện, mệnh yểu không tốt

Câu nói này có lẽ mọi người cũng không khó đoán ra ý nghĩa của nó. Từ xưa đến nay, cũng có không ít câu nói tương tự, như “Họa từ miệng mà ra”: “Im lặng là vàng”,“Nói nhiều tất nói hớ”, từng câu từng câu đều đang nhắc nhở chúng ta nhất định phải quản thật tốt cái miệng của chính mình, đừng nói năng lung tung.

Dĩ nhiên, trong cuộc sống cũng có vài trường hợp như hội họp công việc, hợp tác với khách hàng, không tránh khỏi việc phải biết ăn nói, chưa kể khả năng biểu đạt phải thật trôi chảy, nhưng có vài người mặc dù trong cuộc sống thường ngày, họ cũng không thể quản được cái miệng của mình, nói ra toàn tin thất thiệt, chuyện phiếm tầm phào.

Đây là những người không quản được cái miệng của mình, thích khua môi múa mép, thích khoe khoang phân trần đúng sai, đâm bị thóc chọc bị gạo, thường những người như vậy không nói sai thì cũng là đắc tội với người. Trong mắt những người có tín ngưỡng thì đó là “không tu khẩu”. Vì thế mà sẽ phải gánh chịu những rắc rối không cần thiết cho mình, cuộc đời tự nhiên sẽ vất vả hơn.

“Tâm tốt mà miệng không tốt, phú quý cũng sớm tiêu tan”. Cho dù trong đầu không chủ ý làm điều xấu mà miệng trót nói những lời ác ý cũng không thể chấp nhận được. Chỉ nói để thỏa mãn miệng mình mà bỏ lơ miệng đời thì chắc chắn kết cục không tốt.

Người xung quanh chính là tấm gương phản chiếu để mỗi người tự nhìn vào và thay đổi. Mỗi lời nói ra đều không thể thu lại, không thể là “lời nói gió bay”. Người xưa có câu: “Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành”. Mỗi lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, khó lòng thu hồi về được nữa.

Tuy nhiên, người xưa cũng giảng “cảnh tùy tâm chuyển”, một người nếu chuyển biến tâm tính thì tự khắc hoàn cảnh, phúc phận cũng chuyển biến theo. Vậy nên mới giảng đức hạnh là căn bản, có đức dày mới có phúc lộc, câu nói này một chút cũng không sai. Người am hiểu văn hóa truyền thống sẽ hiểu rất rõ về phúc vận. Người đại phúc, thiên kim phú quý ắt sẽ có tướng đài cát cao sang, âu cũng là từ đức mà ra.

Tác giả: Mộc