“Thương cho roi cho vọt” là tư tưởng dạy con của nhiều bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng đánh con sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường về sức khỏe cũng như tâm lý của con sau này. Vì vậy, khi con cái bướng bỉnh, không vâng lời, bố mẹ nên tìm những “chiêu” dạy con hiệu quả hơn là động roi vọt, đặc biệt là khi con ở trong ba độ tuổi dưới đây.
Trẻ con dưới 3 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ còn chưa nhận thức được nhiều, mọi việc con làm đều do bản năng và sự hiếu thắng nên đôi khi con sẽ làm cho cha mẹ bực tức và có những hành động mất kiểm soát. Tuy nhiên, đĐây là độ tuổi quan trọng nhất mà cha mẹ không được “động thủ”. Bởi vì trong giai đoạn này, mọi thái độ và sinh hoạt của trẻ con đều là nhu cầu sinh lý. Chủ yếu là ăn, ngủ, phản xạ có điều kiện, và hoàn toàn vô thức. Nếu trừng phạt trẻ trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển sinh lý của chúng, thậm chí sức khỏe của chúng cũng bị đe dọa. Trẻ con vốn nhút nhát và cần phát triển một cách toàn diện hơn. Nếu cha mẹ sử dụng bạo lực để giáo dục chúng, những đứa trẻ ấy sẽ ám ảnh, lo lắng và hoảng sợ. Chúng sẽ không dám tin tưởng và gẫn gũi cha mẹ, sau đó là hình thành tính cách tách biệt và ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý.
Thay vì đánh đẹp con, cha mẹ cần làm bạn với con chỉ bảo cho trẻ bằng những cử chỉ và lời nói khoa học, nhà nhàng nhất có thể.
Trẻ sau 6 tuổi
Giai đoạn con trên 6 tuổi trẻ đã hiểu lý lẽ, lòng tự tôn của trẻ cũng ngày càng mạnh, trẻ sẽ nhìn thấy và ghi nhớ trong lòng việc cha mẹ đánh mắng mình. Nên cha mẹ đánh con lúc này chỉ tạo cho con sự ác cảm, xa lánh với chính cha mẹ mình.
Giai đoạn này, cha mẹ phải dùng phương pháp giảng giải đạo lý để giáo dục con, lắng nghe tâm tư của con, làm bạn với con, hãy tin tưởng rằng trẻ sẽ có thể hiểu và lý giải, từ đó thay đổi những thói quen xấu. Tuyệt đối không nên dạy con khi cha mẹ đang tức giận. Bởi lúc đó ngay bản thân chúng ta còn không được tỉnh táo thì làm sao chỉ bảo đúng đắn cho con trẻ.
Giáo sư tâm lý đại học Harvard đã thử nghiệm với trẻ em. Họ đã phát hiện, trí tưởng tượng của đứa trẻ 1 tuổi vô cùng phong phú, sự sáng tạo của chúng chiếm đến 96% so với người lớn. Đến 7 tuổi thì ngược lại, đến 10 tuổi thì sự tưởng tượng của chúng chỉ còn lại 4% so với ban đầu.
Nguyên nhân là trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, trung bình chúng phải chịu 20.000 lần tổn thương. Sự tổn thương này đến từ các bậc cha mẹ, cho nên sự la mắng của cha mẹ sẽ khiến chúng rụt rè, nhút nhát, nghiêm trọng hơn là tách biệt với thế giới bên ngoài, thậm chí là tâm thần. Chúng bắt đầu sợ tất cả mọi thứ, sự hiếu kì và sự tưởng tượng cũng từ đó giảm dần.
Trẻ con ở độ tuổi dậy thì, đang lớn
Tâm lý của những đứa trẻ tuổi này khá bất ổn, có đứa thì nghĩ mình đã thực sự trưởng thành nhưng hành động vẫn chỉ là một đứa trẻ, rất dễ kháng cự. Khi bị cha mẹ la mắng, chúng nhanh chóng phản ứng lại chứ không e sợ như lúc còn bé. Vào thời kỳ này, cha mẹ cần phải điều chỉnh tâm trạng, đừng can thiệp quá nhiều vào không gian riêng tư của con, hãy xây dựng cách trò chuyện bình đẳng, tôn trọng với trẻ, như vậy mới có thể trò chuyện và hiểu trẻ một cách hiệu quả được.
Trong giai đoạn này cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và cân bằng cảm xúc khi đối diện với chúng. Đừng quá khắt khe cũng như hãy xem chúng là một người lớn thực thụ. Việc xâm phạm vào đời tư của chúng là một trong những điều tối kỵ sẽ khiến chúng phản ứng mạnh mẽ. Chỉ có tôn trọng và thấu hiểu chúng, bạn mới có thể trao đổi, tìm hiểu chúng.
Tác giả: Ho Thi Nhuy
-
Cách nấu chè bưởi đơn giản nhất
-
Bị 'tình tin đồn' Harry Lu coi chỉ là 'người yêu bình phong', Midu nói gì?
-
Muốn trẻ không bị chân vòng kiềng, bố mẹ tuyệt đối không làm những việc sau
-
Mẹ bầu tháng cuối cần thuộc lòng 6 CẤM KỴ này kẻo MẤT CON lúc nào không hay
-
Hoa hậu Mỹ Linh đọ sắc Á hậu Thanh Tú trong trang phục áo dài