Chàng rể người Tày gánh gậy tre lồng gà cưỡi ô tô đi rước dâu

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những hình ảnh về đám cưới chủ rể gánh gậy tre, lồng gà, đi rước dâu bằng ô tô của đôi trai gái dân tộc Tày.

Theo quan niệm của người dân tộc Tày thuộc huyện Lục Yên, (Yên Bái) để ngày cưới được diễn ra thuận lợi cần chuẩn bị qua nhiều khâu một cách suôn sẻ.

Người xưa có câu “Trai khôn dựng vợ gái lớn gả chồng” chính vì thế mà phong tục cưới hỏi của người Tày, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũng có những nét đặc trưng riêng.

Bạn sẽ cảm nhận được không khí hồ hởi, hạnh phúc của cặp đôi cô dâu, chú rể trong ngày lễ vu quy khi tham dự một đám cưới của người Tày.

Theo lời của các cụ trong làng, nếu cặp đôi lấy nhau đều là người dân tộc thì ngày về nhà chồng, cô dâu sẽ mặc trang phục quần áo dài truyền thống của người Tày hoặc tùy gia đình hai bên sắp xếp và đi đến thống nhất cuối cùng sẽ mặc như thế nào trong lễ cưới.

Nếu như ngày xưa người con trai bản đi hỏi vợ phải nộp nhiều đồ vật thì ngày nay, mọi thủ tục đã được giản lược. Khi sang nhà gái, chú rể đi cùng là hai phù rể, ông quan làng (Người đại diện sang nhà gái thưa chuyện), bà đón và cô đón cũng chỉ cần mang theo một chút rượu, hai lồng gà, một gánh trầu cau... (Tùy vào điều kiện mỗi gia đình sẽ có những vật phẩm mang đi khác nhau – PV).

Trong đám cưới của chú rể Thanh Hội – Cô dâu Lộc Tuyền diễn ra tại thôn 10 xã Minh Xuân – huyện Lục Yên, để quan khách có được một ngày chung vui cùng cô dâu, chú rể, gia đình nhà trai cũng như nhà gái đã phải chuẩn bị các lễ vật, phông bạt từ sớm.

Ngày trước, đám cưới có thể kéo dài 4, 5 ngày thì giờ đây, đám cưới cũng diễn ra nhanh gọn chỉ trong vòng 3 ngày, tính cả thời gian cô dâu, chú rể về lại mặt.

Trung bình đám cưới của một gia đình người Tày sẽ dao động từ 70 – 100 mâm cỗ, điều này phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội của gia chủ mà mời khách nhiều hay ít.

Cô Hoàng Thị Loan (mẹ của chú rể Thanh Hội) chia sẻ: “Vì theo phong tục của mọi người ở đây nên tôi cũng đã cố gắng sắm đủ các lễ vật cho con có được ngày vui trọn vẹn nhất”.

Còn chú rể Thanh Hội vẫn chưa hết cảm giác lâng lâng khó tả: “Mình được đi đón vợ về nhà nên cảm thấy vui và hạnh phúc lắm. Cũng muốn vợ mặc váy cưới trong ngày trọng đại. Tuy nhiên, vì muốn giữ gìn bản sắc nên hai chúng mình vui vẻ lựa chọn trang phục truyền thống của người Tày”.

Mặc dù hiện nay, cùng với sự hội nhập văn hóa và sự phát triển của xã hội, lớp trẻ không còn thường xuyên mặc trang phục dân tộc Tày nữa, mà thay vào đó là những chiếc áo sơ mi, quần jeans. Thế nhưng cứ mỗi khi có dịp là những cụ già trong làng lại nhắc nhau nên cho con cháu mặc trang phục truyền thống để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày.

Xem một số hình ảnh đám cưới của dân tộc Tày, huyện Lục Yên:

Mâm cỗ đám cưới của người Tày.

Gia đình chú rể, cô dâu chụp ảnh lưu niệm.

Mẹ trao quà cưới trước khi con về nhà chồng.

Chú rể đang làm lễ trình họ hàng, tổ tiên bên nhà vợ.

Ông nội đội nón cho cháu trai đi đón vợ.

Chú rể (ở giữa) và hai phù rể.

Đoàn rước dâu chuẩn bị lên đường.

Chú rể và cô dâu trao vật đính ước cho nhau.

Đoàn hậu cần luôn là những người làm công việc âm thầm ở phía sau. Người Tỳ quan niệm, gà đi hỏi vợ cần pahir sạch bong lông dặm, gà luộc lên phải vàng ươm, tươm tất, sạch sẽ, chân gà cũng cần được đánh ký để đảm bảo cuộc hôn nhân được hạnh phúc khi đôi trai gái bước sang cuộc sống mới. Đây như một phần của tục "rửa người" của cô dâu.

Thịt lợn, đồ vật cũng cần chuẩn bị từ a-z, không quá cầu kỳ nhưng người Tày quan niệm không được phép sai sót trong đinh lễ, đặc biệt là mâm cỗ trong buổi rước dâu mời nhà gái.

Gánh gà, lương thực để chủs rể gách đi rước dâu.

Cô dâu chào nhà chồng trong lễ cưới.

Món rau rớn đặc sản núi rừng có trong mâm cỗ.

Với ý nghĩa cả hai bước sang một trang mới làm ăn thuận hòa.

Cô dâu về nhà chồng.

Đồ để cô dâu mới cầm lên nhà sàn.

Thầy cúng đang làm lễ báo cáo thổ địa ở nhà trai là giờ đây có thêm một cô con dâu mới.

Đoàn tiếp đón khách bên nhà trai.

Chàng rể người Tày gánh gậy tre lồng gà cưỡi ô tô đi gánh.

Cô dâu đang bước xuống nhà sàn.

Tác giả: Nguyễn Tài Tiến