Khi thấy chảo chống dính bị xước, lọ ra những vết lốm đốm, nhiều người lo ngại rằng lớp phủ này có độc, ăn vào sẽ gây ra các bệnh nan y. Sự thật có phải như vậy?
Lớp chống dính được làm từ nguyên liệu gì?
Chảo chống dính sử dụng một nguyên liệu có tên gọi là teflon để lấp đầy các khoảng trống không bằng phẳng trên bề mặt chảo nhằm tạo thành một lớp màng thật sự mịn và thức ăn không thể dính vào đó.
Teflon là một loại polymer được điều chế bằng cách trùng hợp tetrafluoroethylene thành monome, có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh, chịu axit, kháng kiềm, bền vững và hầu như không bị ăn mòn bởi bất kỳ chất nào. Chính vì lý do này, nó còn được mệnh danh là vua nhựa.
Vậy teflon có độc không?
Vì gắn mác là polymer và plastic nên người ta nghĩ ngay rằng teflon độc hại, đặc biệt là khi đun nấu ở nhiệt độ cao.
Việc sử dụng nồi chảo chống dính có an toàn với sức khỏe hay không là câu hỏi được các nhà nghiên cứu tìm hiểu suốt nhiều thập kỷ qua. Họ nhận định rằng, bản thân Teflon không độc và khi trở thành lớp phủ trên bề mặt các vật dụng nấu ăn bằng kim loại nó cũng không gây độc cho con người. Ngay cả khi lớp phủ bị bong tróc và chúng ta ăn phải những mảnh Teflon nhỏ, nó cũng sẽ được đào thải ra ngoài.
Vấn đề nguy hại chỉ xảy ra khi chảo quá nóng. Lúc này các phân tử Teflon bị phá vỡ và giải phóng các khí độc. Trong một số ít trường hợp hít phải khói của hóa chất này có thể gây ra "sốt khói polymer", nghĩa là cơ thể rơi vào trạng thái sốt, khó thở, nhức mỏi cơ bắp, suy nhược, mất sức.
Một trong những khí độc nguy hiểm nhất được phát hiện nếu phân tử Teflon bị phá vỡ là axit perfluorooctanoic (PFOA). Tiếp xúc với chất này trong thời gian dài có thể dẫn tới bệnh tuyến giáp và các bệnh nguy hiểm khác.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Mỹ, chảo chống dính không bị nung chảy ở nhiệt độ nấu nướng bình thường. Thời gian chúng ta đun nấu thực phẩm thường rất nhanh, không đủ để các phản ứng hóa học xảy ra.
Giáo sư Kyle Steenland tại Đại học Emory ở Atlanta, Hoa kỳ cho biết: "Nói chung, chảo chống dính không nguy hiểm. Trừ khi bạn để chảo không trên bếp lửa trong 1 giờ đồng hồ".
Trong các nghiên cứu công bố vào năm 2001 và 2017, các nhà khoa học Cannada cho biết, phân tử Teflon sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ 360 độ C. Đối với chảo chống dính, phản ứng hóa học sẽ xảy ra nếu chảo được làm nóng ở nhiệt độ 399 độ C với thời gian từ 8 phút trở lên.
Có nên dùng chảo chống dính bị xước?
Như đã nói ở trên, bản thân lớp chống dính là từ teflon không độc. Ngay cả khi con người có ăn nhầm một lượng nhỏ thì chúng sẽ được đào thải ra ngoài một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, khi chảo chống dính đã bị bong tróc sẽ khiến thức ăn dễ bám và bị cháy, không chỉ khó làm sạch mà còn dễ sinh ra nhiều chất độc hại như hydrocarbon thơm đa vòng. Vì vậy, khi dụng nấu nướng nói chung bị bong tróc khiến thức ăn bị cháy, dính tốt nhất bạn nên thay mới.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng một chiếc nồi, chảo chống dính trong thời gian quá lâu, tối đa chỉ nên dùng trong vòng 2-3 năm. Khi lau rửa chảo, nên dùng dụng cụ mềm, tránh làm xước, bong tróc về mặt.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Hạn sử dụng của thực phẩm trữ đông: Hiểu đúng, dùng đúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe
-
4 thói quen khiến cho bạn bị giãn tĩnh mạch, nhất là điều thứ 4
-
5 thói quen giúp bơm máu lên não, giảm hẳn chứng đau đầu hoa mắt, chóng mặt
-
Người phụ nữ 28 tuổi mắc bệnh nan y: BS cảnh báo 2 loại thực phẩm không nên tiết kiệm
-
7 loại rau cực tốt cho người tiểu đường, giúp hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng