Phạt xe không chính chủ là phạt thế nào?
Xe không chính chủ là thuật ngữ để chỉ việc mua bán không sang tên giấy tờ xe. Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100 năm 2019, Nghị định 123 năm 2021 khi mua bán, cho tặng, được phân bổ, điều động, thừa kế.., thì cần phải đăng ký sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những trường hợp mà không thủ tục sang tên sẽ bị xử phạt vì hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật.
Theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100 thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
Như vậy xử phạt này là xử phạt hành vi mua bán cho tặng, điều động, thừa kế... mà không sang tên. Còn trong trường hợp nếu mượn để đi tạm ra đường thì không bị cảnh sát giao thông kiểm tra và phạt lỗi không chính chủ. Người điểu khiển xe khi Cảnh sát giao thông kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:
– Căn cước, Căn cước công dân của người điều khiển phương tiện.
– Giấy đăng ký xe.
– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.
– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).
Xe không chính chủ bị xử phạt thế nào?
Nghị định 100 của Chính Phủ quy định mức xử phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô như sau:
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nếu chủ xe là tổ chức.
- Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức.
Đi xe không chính chủ ra đường cần mang giấy tờ gì?
Nếu bạn là người mua lại hoặc được cho tặng, thừa kế, được phân bổ điều động... thì cần làm thủ tục đăng ký sang tên để trở thành xe chính chủ.
Trong trường hợp bạn chỉ đi mượn xe của anh em người thân bạn bè để dùng thì khi di chuyển trên đường vẫn cần phải đủ các giấy tờ sau:
- Căn cước, căn cước công dân của bản thân mình.
- Giấy đăng ký xe (cà vẹt xe) của xe mình đang chạy (đứng tên chủ xe, là người cho mượng xe).
- Giấy phép lái xe của bản thân mình.
- Bảo hiểm xe bắt buộc do chủ xe mua
Ngoài ra không có giấy tờ gì bắt buộc để thể hiện bạn đang mượn xe chứ không phải mua bán, sang nhượng... Cảnh sát giao thông sẽ không phạt lỗi đi xe không chính chủ mà lỗi này sẽ phạt khi có vấn đề gì đó xảy ra mà cơ quan chức năng thông qua công tác điều tra, xác minh được răng đó là xe không sang tên theo đúng pháp luật thì sẽ bị phạt.
Tác giả: An Nhiên
-
6 trường hợp không đăng ký thường trú bị phạt nặng: Đó là trường hợp nào?
-
Nuôi gà siêu lợi nhuận: Kiếm tiền tỷ mỗi năm mà chẳng phải làm gì nhiều
-
5 đặc sản mùa thu Hà Nội, ai cũng nên thử
-
Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu sẽ được hưởng 10 ngày nghỉ phép hàng năm?
-
Từ 1/1/2025: Độ tuổi nghỉ hưu được thay đổi như thế nào, ai cũng nên biết sớm