6 trường hợp cần phải đăng ký thường trú
Theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020, người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Theo đó, nếu công dân đủ đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến nơi ở khác mà đủ điều kiện đăng ký thường trú nhưng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện không đăng ký thì sẽ bị phạt, cụ thể:
1. Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác thuộc quyền sở hữu của mình.
2. Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình và được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý thuộc các trường hợp sau:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
3. Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thuộc trường hợp sau:
Trừ trường hợp tại mục 2 nêu trên, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
4. Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
- Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
- Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
- Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến sống trên phương tiện đó, nếu đủ các điều kiện sau:
- Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
- Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Ví dụ: Năm 2020 A lấy chồng và chuyển đến nhà chồng sinh sống. Đến năm 2021 A đã sống ở nhà chồng được 01 năm nhưng chưa thực hiện cắt khẩu ở nhà mẹ đẻ. Trong trường hợp này nếu A đáp ứng được những điều kiện theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020 thì phải thực hiện đăng ký thường trú ở chỗ ở mới. Nếu không A sẽ bị phạt.
Không đăng ký thường trú tạm trú theo quy định bị phạt như thế nào?
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
Như vậy, những người thuộc 06 trường hợp phải đăng ký thường trú và 01 trường hợp phải đăng ký tạm trú mà không đăng ký thường trú, tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng.