Biên chế suốt đời là gì?
Hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định nghĩ cụ thể về biên chế. Tuy nhiên, biên chế có thể được hiểu là số người làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau: "Biên chế" sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Biên chế suốt đời là cách nói chỉ vị trí công việc phụ vụ lâu dài không xác định thời hạn tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước, được hưởng lương, phụ cấp theo quy định nhà nước.
Khi Luật sửa đổi Luật Viên chức chính thức có hiệu lực từ 01/7/2020, số đông người được tuyển dụng làm viên chức sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn từ 12-60 tháng, tức là không còn được hưởng chế độ biên chế suốt đời như trước.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được hưởng biên chế suốt đời để đảm bảo tính ổn định, lâu dài, bền vững trong công việc cũng như thu nhập.
3 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời (tức là ký hợp đồng làm việc vô thời hạn)
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trường hợp hủy bỏ kết quả trúng tuyển viên chức
Khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định trường hợp bị hủy kết quả trúng tuyển viên chức. Cụ thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển với người trúng tuyển có một trong những hành vi sau:
- Người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định;
- Người trúng tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển;
- Bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển.
Ngoài ra, khi có trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Quy định 2 đối tượng bị dừng nhận lương hưu, 3 đối tượng bị cắt trợ cấp xã hội kể từ 2023
-
5 ngành nghề siêu lợi nhuận, nghe tên nhiều người "coi thường" ra mặt: Thực tế chính là "mỏ vàng
-
Có 3 trường hợp viên chức vẫn được 'biên chế suốt đời', đó là những trường hợp nào?
-
Giống gà lạ như "cục bông di động" bán ra 10 triệu đồng/con, đại gia đặt mua cả năm mới có
-
Có tiền gửi tiết kiệm: Đừng vội mang ra quầy gửi, làm theo cách này dù ít ngày, vẫn hưởng lãi tối đa