Sau một ngày làm việc căng thẳng, buổi tối trước khi đi ngủ, chúng ta thường có thói quen sử dụng điện thoại để giải trí như xem phim, nghe nhạc, lướt web...
Tuy nhiên, thực tế thời gian xem điện thoại của chúng ta đều quá lâu, hơn thời gian các chuyên gia khuyến cáo là 30 phút. Việc xem điện thoại lâu có hại nhiều tới sức khỏe, việc này ai cũng biết, nhưng rất ít người tự thay đổi.
Câu chuyện của người phụ nữ dưới đây có thể khiến mỗi người tự thay đổi chính bản thân mình.
Người phụ nữ 27 tuổi qua đời sau khi dùng điện thoại ban đêm
Cô Đổng năm nay 27 tuổi, sống tại Chiết Giang (Trung Quốc). Cô đã có 2 đứa con, đứa lớn 6 tuổi và đứa bé mới 2 tuổi. Theo lời kể của mẹ chồng cô thì vào buổi sáng khi bà định gọi con dâu dậy ăn sáng, không thấy con thưa nên đã vào phòng xem.
Kết quả, bà thấy con dâu nằm nghiêng trên giường ngủ, bất động, trong tay còn cầm chiếc điện thoại di động. Màn hình điện thoại của cô Đổng vẫn sáng và đang ở một trang mua sắm, còn cơ thể cô Đổng thì đã lạnh ngắt.
Được biết, cô Đổng thường xuyên phải chăm hai đứa trẻ từ sáng tới tối nên có rất ít thời gian nghỉ ngơi. Đêm đến, khi con ngủ say cô mới có thời gian riêng tư để xem phim, lướt web, mua quần áo online… tới 3,4 giờ sáng mới đi ngủ. Sau một khoảng thời gian, cô Đổng bắt đầu quen với giờ giấc sinh hoạt như vậy. Thậm chí nếu không lướt điện thoại rồi mới ngủ thì cô còn bị khó ngủ nữa. Điều này khiến cô Đổng bị thiếu ngủ, mệt mỏi trong thời gian dài.
Sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi, bác sĩ xác định: Nguyên nhân khiến bà mẹ 2 con qua đời sau khi dùng điện thoại là vì cô mệt mỏi quá mức. Cộng thêm việc dùng điện thoại vào ban đêm khiến cô bị thiếu ngủ nghiêm trọng nên mới gây ra tình trạng ngưng tim đột ngột.
Chồng cô còn cho biết: Trước khi qua đời, sức khỏe của vợ anh vẫn ổn định. Thậm chí, cô Đổng còn dẫn con nhỏ ra chợ mua thức ăn nữa.
Từ trường hợp của cô Đổng, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên dùng điện thoại trước khi ngủ vì nó có rất nhiều tác hại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chúng ta.
Tác hại của việc dùng điện thoại trước khi ngủ
Mất ngủ
Ánh sáng xanh từ điện thoại sẽ khiến nhịp sinh học của bạn bị rối loạn. Khi đó, cơ thể bạn sẽ bị lừa rằng thời điểm đó đang là ban ngày, cần tỉnh táo. Do đó, cơ thể sẽ kích hoạt ra các loại hormone giúp tỉnh táo, ngăn chặn cơn buồn ngủ. Về lâu dài, bạn sẽ bị mất ngủ kinh niên và dễ gặp tình trạng ngưng tim đột ngột do quá mệt mỏi.
Đột quỵ mắt
Theo các bác sĩ, khi dùng điện thoại quá nhiều nhất là vào ban đêm sẽ khiến lượng máu lưu thông tới võng mạc bị ảnh hưởng. Khi đó, mắt không có đủ máu để nuôi dưỡng nên dễ gây nên tình trạng đột quỵ mắt, gây mất thị lực tạm thời.
Gây bệnh về mắt
Những bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, cận thị, rối loạn thị lực… đều có nguyên nhân là do tiếp xúc với điện thoại vào ban đêm. Sự căng thẳng của võng mạc khiến mắt yếu đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nhiễm độc võng mạc, từ đó gây nên các bệnh về mắt.
Tăng nguy cơ trầm cảm
Những người xem điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ dễ bị căng thẳng đầu óc, lâu dài có thể dẫn tới stress, trầm cảm.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Thấy bé gái lén ăn vụng chiếc bánh mì, ông chủ cửa hàng nói 1 câu khiến ai cũng thầm khâm phục
-
7 cách giúp bạn chìm sâu vào giấc ngủ nhanh nhất dù không hề buồn ngủ
-
5 loại rau củ ăn sống tốt gấp tỷ lần, nấu chín làm mất chất thậm chí còn gây hại cho cơ thể
-
'Đèn đỏ' là thời điểm vàng thải độc cơ thể, 3 việc phải tránh 5 thứ nên ăn để trẻ mãi không già
-
Nữ sinh 14 tuổi cả tháng không thay quần nhỏ, đang học phải đi cấp cứu: Từ nhỏ đã không có mẹ