Cho thứ này vào thùng gạo, không lo mối mọt, hỏng hóc

( PHUNUTODAY ) - Cho thứ gì vào thùng gạo mà mối mọt lại không dám “bén mảng” đến nhé?

Cách bảo quản gạo không bị mối mọt

Nhiều người cho rằng gạo để lâu sẽ sinh ra mối mọt, nhưng thật ra, điều này không đúng. Bởi vì thực chất, mọt gạo đã có từ khi chúng ta mua gạo về. Chỉ là khi để gạo qua một thời gian thì sâu mọt sẽ nở ra, chúng chui ra ngoài ăn các hạt gạo nên chúng ta mới nhìn thấy.

Đối với gạo mới bị nhiễm ấu trùng gạo, sâu mọt chưa nở ra thì khi chế biến gạo bằng cách đun nấu sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của gạo. Nhưng đối với gạo đã bị mối mọt ăn thì chất lượng lẫn hương vị của hạt gạo sẽ bị giảm đáng kể.

Cho thứ gì vào thùng gạo mà mối mọt lại không dám “bén mảng”

Lá trà

Phương pháp bảo quản trà là một phương pháp đặc biệt truyền thống, vì trà có chứa một lượng lớn phenol sẽ tỏa ra khí khó chịu, không chỉ có tác dụng ức chế sâu bọ sinh sôi trong gạo mà còn giúp gạo không bị hôi.

Thông thường, 10 kg gạo có thể được bảo quản cùng với 10 gam lá trà xanh, cho vào túi gạc.

Tỏi

Khi mua tỏi khô về, bạn hãy bóc hết lớp vỏ trên bề mặt rồi cho vào thùng đựng gạo. Thông thường 2 củ tỏi nguyên củ có thể cho vào 10 kg gạo.

Mặc dù tỏi có tác dụng xua đuổi côn trùng hiệu quả nhưng theo thời gian tỏi sẽ bị héo, vì vậy, bạn nên thay một mẻ tỏi mỗi tháng một lần để có tác dụng đuổi côn trùng tốt hơn.

Khi mua tỏi khô về, bạn hãy bóc hết lớp vỏ trên bề mặt rồi cho vào thùng đựng gạo

Vỏ quýt khô

Sau khi ăn quýt hãy giữ lại vỏ, đem phơi khô từ 3-5 ngày để dùng làm nguyên liệu bảo quản gạo.

Cứ 20 kg gạo cho 2-3 miếng vỏ quýt khô vào. Việc này không những có tác dụng đuổi sâu bọ trong nhà một cách hiệu quả mà còn ngăn không cho gạo bị mối mọt.

Bảo quản gạo bằng ớt

Ớt là thực phẩm không chỉ được dùng để tăng thêm vị ngon cho các bữa ăn mà còn có tác dụng đuổi mối mọt trong gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.

Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi

Cách bảo quản

Bạn cắt đôi quả ớt, moi bỏ hạt cho vào thùng gạo.

Bảo quản gạo bằng muối

Ngoài cách bảo quản bằng tỏi, muối cũng có công dụng “bài trừ” các loại mỗi mọt ra khỏi gạo của bạn đấy. Khi ăn gạo, nếu nuốt phải muối mặn, mối mọt sẽ sợ và cũng sẽ bỏ đi.

Cách bảo quản

Hãy rắc đều một chút muối vào thùng gạo. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn, lại làm cho gạo dễ bị ẩm.

Bảo quản trong thùng đựng gạo chuyên dụng

Sử dụng thùng đựng gạo chuyên dụng giúp bạn tiết kiệm được không gian bếp của gia đình. Hơn nữa, bạn có thể cân đo chính xác lượng gạo cần thiết cho mỗi bữa ăn và đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình mình nữa đó.

Bạn nên chọn mua hộp đựng gạo có dung tích phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình bạn. Lưu ý đặt ở những nơi khô ráo, thông thoáng tránh những nơi ẩm thấp và tránh những vật dụng phát nhiệt như lò vi sóng, lò nướng nhé.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Lỡ như phát hiện gạo nhà bạn có bị mọt tấn công thì bạn tuyệt đối không được đem gạo đi phơi nắng, bởi khi phơi nắng thì mối mọt chúng sẽ lại chui vào nơi trú ẩn vì chúng rất sợ ánh sáng, song song đó gạo cũng có thể bị hết nước trở nên khô và vụn.

Điều đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng gạo và có khả năng không thể sử dụng gạo để nấu cơm được nữa.

Thay vào đó bạn sàng gạo nhẹ nhàng để những con mọt bị rơi xuống, sao đó đem gạo phơi ở chỗ râm mát và thoáng gió để mối mọt tự rời đi.

Tác giả: Vũ Ngọc