Anh Lê Phong ở ‘tâm dịch’ TP. HCM chia sẻ về câu chuyện nhiễm Covid-19 của mình trên Người lao động. Anh Phong được tiêm mũi vắc xin thứ 2 vào cuối tháng 8. Sau khi tiêm 14 ngày, anh cùng một số nhóm tình nguyện đi hỗ trợ người dân.
Buổi sáng trước khi đến điểm tập kết anh đều khai báo y tế, mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang kín mít và chai nước sát khuẩn luôn "kè kè" bên người.
Các thành viên khác trong nhóm tình nguyện đi cùng anh Phong cũng được chích đủ 2 mũi vắc xin và luôn tự tin rằng virus không thể nào xâm nhập được. Tuy nhiên, tình huống xấu nhất đã xảy ra. Lần lượt từng người dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có cả anh Phong.
Trong 4 ngày đầu, anh được nếm trải các triệu chứng của người nhiễm virus như ho, sốt, mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác. Trong phòng cách ly đã chật kín thuốc và dụng cụ y tế nhưng lúc nào anh cũng có cảm giác chưa đủ.
Trước đó ít ngày, nhóm của anh Phong đã chứng kiến nhiều trường hợp mất người thân. Chẳng hạn như trong con hẻm nhỏ 122 Tôn Đản, quận 4, Covid-19 đi qua gây ra tổn thương cho 8 hoàn cảnh với 10 đứa trẻ bị mồ côi.
"Từ trên cầu Xóm Củi, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh nhìn xuống, tôi đã sốc khi 1 căn nhà trọ của 4 đứa trẻ mồ côi mất ba vì Covid-19 hiện ra bé xíu. Các em chỉ biết quanh quẩn khu đất sau nhà, mượn căn chòi mà cha tự cách ly trước khi mất, làm nơi ngủ trưa", anh Phong chia sẻ.
Nỗi bất an về những ký ức mất mát đó ký hiện về chập chờn giữ những cơn sốt. Anh Phong đã có lúc tưởng tượng ra rằng mình cũng rơi vào cảnh ly biệt như vậy.
Việc lo sợ khiến nồng độ oxy trong máu của anh Phong giảm xuống còn 92% và phải sử dụng bình oxy để có thể trấn tĩnh trở lại.
Những ngày sau đó, anh Phong liên tục được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và thăm khám qua điện thoại. Nhờ vậy, tinh thần của anh bắt đầu ổn định.
Việc mất khứu giác, vị giác khiến việc ăn uống không ngon nhưng anh Phong vẫn cố gắng ăn đầy đủ, không bỏ bữa.
Sức khỏe của anh có tiến triển theo từng ngày, sốt và khó thở cũng mất dần.
Khi khỏe hơn, anh Phong bắt đầu tìm những công việc khác để trụ vững tinh thần. Chẳng hạn như buổi sáng anh sẽ tập hít thở, chạy bộ trong phòng. Những lúc mệt, anh mở nhạc và nằm sấp bấm huyệt ở các ngón tay để cơ thể được tư giãn.
Trước đây, anh Phong nghiền uống nước đá nhưng từ khi mắc Covid-19, anh chuyển sang uống nước ấm. Mỗi ngày, anh xông thuốc ít nhất 2 lần, thường xuyên rửa mũi...
Nhờ kiên trì, đến ngày thứ 10, anh đã có kết quả test nhanh âm tính.
Ngày 1/10, TP. HCM mở cửa từng bước cho nhiều ngành nghề, dịch vụ hoạt động trở lại. Anh Phong tin rằng có nhiều người đã nghĩ giống anh, tự tin khi được tiêm 2 mũi vắc xin. Tuy nhiên, tiêm đủ vắc xin không có nghĩa là miễn nhiễm. Mọi suy nghĩ về việc có vắc-xin sẽ an toàn không còn nữa nếu không cảnh giác với Covid-19 và đừng quên tuân thủ 5K.
Không có loại vắc xin nào có thể ngăn chặn 100% virus nhưng kháng thể từ vắc xin có thể giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào, làm giảm tổn thương tế bào các cơ quan trong cơ thể, ngăn chặn các quá trình gây bệnh lý...
Người đã được tiêm vắc xin Covid-19, có kháng thể bảo vệ thì khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ giảm. Nếu có mắc thì triệu chứng cũng sẽ nhẹ và ít có khả năng tăng nặng, không qua khỏi.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Tiêm vắc-xin trễ ngày lại thay bằng loại khác, có giảm tác dụng không: Bác sĩ Khanh trả lời
-
9 món cứ ăn vào buổi sáng cũng là cách thải độc gan '0 đồng', đỡ mọi bệnh tật
-
4 cách giảm cân với quả chuối, 1 tuần giảm được 2 – 3kg
-
Tiêm 2 mũi AstraZeneca cách nhau tới hơn 3 tháng, có sợ kháng thể yếu không? Hãy nghe BS Trương Hữu Khanh trả lời
-
10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể có cục máu đông, cần nhận biết sớm để tránh đột qụy