Có dấu hiệu này là bạn đang mắc bệnh về xương khớp hãy cứu chính mình ngay

( PHUNUTODAY ) - Có dấu hiệu này là bạn đang mắc bệnh về xương khớp hãy cứu chính mình ngay đừng để hối không kịp.

Lão hóa xương là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta sẽ sớm nhận biết được các dấu hiệu xương đang “già đi” để điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt nhằm làm chậm lại quá trình này.

 

Móng tay giòn, gãy

Móng tay giòn, gãy là dấu hiệu bình thường dễ bị bỏ qua nhưng nếu thường xuyên thì không thể xem thường. Điều này có nghĩa là sức khỏe xương đang bị xuống cấp. Các nhà khoa học cho biết, khi nồng độ collagen (một loại protein tăng cường) trong móng tay giảm, móng sẽ mọc thẳng và giòn hóa. Điều này cho thấy cơ thể đang bị thiếu canxi, khoáng chất rất cần cho xương phát triển.

Lực cầm nắm của tay giảm mạnh

Sức mạnh cầm nắm vật thể của bàn tay thể hiện sức khỏe của hệ thống xương cốt trong cơ thể, đặc biệt là mật độ canxi trong xương cánh tay, xương sống và hông. Nếu gặp khó khăn khi cầm nắm như khi kéo cửa hoặc mỗi khi đứng lên thì có nghĩa sức khỏe xương có vấn đề, đặc biệt hàm lượng canxi trong các xương chính như xương cánh tay, xương sống và hông giảm mạnh.

Giải pháp: Không bao giờ là quá muộn để nâng cao sức khỏe cơ bắp và sự cân bằng của cơ thể. Nếu trước đây chưa bao giờ nâng vật nặng thì hãy bắt tay vào luyện tập, tăng cường vận động thể chất, luyện tập thể thao, kể cả tập yoga hoặc dưỡng sinh đều có lợi chung, trong đó có sức khỏe xương.

Tụt lợi

Xương hàm thường hỗ trợ và cố định răng, nhưng do tuổi tác và các yếu tố khách quan khác tác động nên xương hàm cũng dễ bị suy yếu theo. Do tổn thất xương nên hàm yếu dần, phát sinh tụt lợi (nướu), tức lợi không còn bám chặt vào răng nữa và dẫn đến nguy cơ suy yếu răng, gây rụng răng. Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Pittsburgh (Mỹ), phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương, tụt lợi và rụng răng cao hơn nam giới.

Đau lưng

Đau lưng xảy ra khi các đốt sống bị tổn thương, không duy trì được hình dáng ban đầu và đâm vào các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống. Cơn đau từ nhẹ cho tới những cơn đau nhức khủng khiếp tại vùng sống lưng. Những cơn đau thậm chí còn tồi tệ hơn khi vận động hoặc ở những khu vực chịu lực như cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

Liên tục bị chấn thương về xương

Thông thường, một người bị loãng xương thường gặp nhiều nguy cơ gãy xương ở những bộ phận chịu lực nhiều như đốt sống, hông, cẳng tay. Tình trạng rạn xương cũng có thể xuất hiện sau những chấn thương hoặc va chạm mạnh.

Tác giả: Ngọc Lê