Móng tay nhợt nhạt và tái
Móng tay nhợt nhạt và tái là dấu hiệu của lão hóa được biểu hiện qua các tế bào sừng trên da. Ngoài ra, Tiến sĩ Daryl Tan - nhà tư vấn và chuyên gia về huyết học tại Trung tâm Ung thư Raffles cho biết, móng tay có biểu hiện này là do người bệnh có tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin thấp. Hemoglobin là thành phần quan trọng trong sự vận chuyển oxy trong hồng cầu. Mức hemoglobin thấp có thể là một dấu hiệu của các điều kiện như thiếu máu, mất máu quá nhiều trong thời gian kinh nguyệt, suy tủy xương và suy thận.
Ngón tay trái thấy nóng ran
Ngón tay trái hoặc ngón chân phải cảm thấy ngứa ran vì thiếu vitamin E1, B1, B6 và B12.
Cách giải quyết: Bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để nắm rõ cơ thể đang bị thiếu hụt những vitamin nào để bổ sung đúng liều lượng bởi nếu lượng vitamin dư thừa cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Tay run và đổ mồ hôi
Để kiểm tra xem bạn có run tay hay không, hãy để lòng bàn tay hướng xuống dưới và cho một tờ giấy lên trên. Nếu có tờ giấy rung nhẹ, có nghĩa là tay bạn bị run. Tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp, quy định nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và sự trao đổi chất. Khi hormone tuyến giáp hoạt động quá mức có thể làm tăng tốc sự trao đổi chất,tăng nhiệt độ cơ thể, ra mồ hôi và tay run. Bạn có thể bị giảm cân đột ngột, nhịp tim đập nhanh hoặc không đều, căng thẳng hoặc khó chịu.
Bàn tay và ngón tay lớn và thô
Bàn tay của bạn dần dần lớn hơn và ngón tay sưng lên là do hormone tăng trưởng tiết quá mức. Hormon tăng trưởng xảy ra tự nhiên trong cơ thể của chúng ta, chúng giúp xương phát triển và giúp bạn cao hơn. Hormon tăng trưởng quá mức sau tuổi dậy thì có thể dẫn đến bệnh to các viễn cực (acromegaly). Căn bệnh này phổ biến nhất ở phụ nữ từ 30 đến 50 tuổi.
Móng tay cụp
Móng tay hoặc chân bị cong xuống là phản ánh bạn đang bị bệnh phổi hoặc hiếm khí, asbestosis, bệnh nhiễm trùng mạn tính, ung thư và các bệnh tim mạch.
Đầu ngón tay phải có cảm giác tê rần
Đầu ngón tay phải có cảm giác tê rần là do bàn tay hoặc vai chịu tổn thương gây áp lực lên bề mặt dây thần kinh, ngoài ra xuất hiện cảm giác đau cũng rất có thể có bệnh tim mạch gây ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của máu.
Cách giải quyết: Chăm đi bộ hoặc tập thể dục để cải thiện mạch máu ở các chi. Nhưng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân để sớm có cách điều trị phù hợp.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Ăn những thực phẩm được ưa chuộng này sớm muộn cũng bị tim mạch, ung thư và hay ốm đau, mắc nhiều bệnh tật
-
Đây chính là thói quen hết sức phổ biến phá hủy thận của bạn mỗi ngày
-
Vạch mặt thói quen khi ăn uống gây ung thư tăng vọt quá 70% người Việt mắc phải
-
Sai lầm tai hại khi chế biến trứng không phải ai cũng biết
-
Mùa hè mà không uống loại nước giải nhiệt, thanh lọc cơ thể lại giúp cơ thể luôn khoẻ này là đã sống uổng