Cô gái 22 tuổi thích ăn đu đủ khiến da bị vàng
Mới đây, BS. Hoàng Văn Tâm - Giảng viên Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ 22 tuổi đến bệnh trong tình trạng vàng da toàn thân, đặc biệt ở lòng bàn tay và bàn chân. Cô gái này nghĩ mình bị viêm gan nên đi khám.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy chức năng gan của cô bình thường, các chỉ số đều ổn định. Sau đó, bệnh nhân chuyển sang khám tại khoa da liễu.
Bệnh nhân cho biết nhà có trồng vài hecta đu đủ. Do bán không hết nên cô thường xuyên ăn hai quả một ngày.
Ngoài ra, cô còn uống cả nước ép cà rốt để bổ sung vitamin cho cơ thể. Sau một thời gian duy trì thói quen này, bệnh nhân thấy tinh thần mệt mỏi, da của cô bắt đầu chuyển sang màu vàng như nghệ, tăng tiết bã nhờn.
BS. Hoàng Văn Tâm, chuyên gia da liễu cho biết, toàn bộ cơ thể của bệnh nhân đều chuyển sang màu vàng, dặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên củng mạc mắt không vàng, không kèm theo các triệu chứng về gan, hay tan máu...
Do đó, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tăng carotenemia do ăn quá nhiều trái cây chứa vitamin A (trong trường hợp này là đu đủ và cà rốt). Vitamin A tích lũy và ứ đọng trong gan dẫn đến ăn không tiêu, mệt mỏi, vàng da.
Bác sĩ khuyên cô gái này nên ngừng ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin A để cải thiện tình trạng da và không cần sử dụng thuốc.
Một số lưu ý khi ăn đu đủ
Không nên ăn đu đủ chín hàng ngày
Dù đu đủ chín chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là vitamin A tốt cho mắt nhưng chúng ta cũng không nên ăn loại quả này hàng ngày và duy trì trong thời gian dài. Như trường hợp bệnh nhân ở trên, ăn nhiều các loại trái cây chứa vitamin A sẽ dẫn đến tình trạng tăng carotenemia. Triệu chứng điển hình là lòng bàn tay, bàn chân, da chuyển sang màu vàng, củng mạc mắt không vàng, không kèm theo các triệu chứng về gan, hay tan máu...
Tình trạng này không gây nguy hiểm và sẽ tự hết nếu giảm hoặc ngừng nạp vitamin A.
Không tự ý ăn hạt đu đủ
Một số người cho rằng hạt đu đủ cũng tốt nên tự ý ăn cả phần này. Tuy nhiên, trong hạt đu đủ có chứa một chất độc gọi là carpine. Nếu cơ thể hấp thu một lượng carpine đủ lớn, nó sẽ khiến bạn bị rối loạn mạch đập, làm suy nhược hệ thống thần kinh.
Không ăn đu đủ khi đang đi ngoài
Người đang gặp vấn đề tiêu chảy, đi ngoài trầm trọng không nên ăn đu đủ bởi loại quả này chứa nhiều chất xơ, có tính nhuận tràng. Ăn nhiều đu đủ trong lúc đang đi ngoài sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước.
Hạn chế ăn đu đủ lạnh
Theo Đông y, đu đủ có tính hàn. Do đó, chúng ta nên hạn chế ăn đu đủ lạnh vì không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, nhiệt độ thấp còn làm kết cấu của miếng đu đủ bị phá hủy, dễ nát hơn làm món ăn mất ngon. Vì vậy, bạn nên bổ đu đủ ra đến đâu thì ăn hết đến đấy và hạn chế bảo quản lạnh.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Lợi ích bất ngờ của lá đu đủ mà ít ai ngờ tới
-
4 loại nước uống vào buổi sáng là thần dược, lọc sạch cặn bã, tốt đủ đường mà người Việt ít quan tâm
-
Con gái "ủy quyền" trông chó, ngẫu hứng ông bố biến luôn thành "sư tử rừng xanh" phiên bản lỗi
-
4 giờ vàng uống cà phê giúp cơ thể 'hưởng lợi' đủ đường, gan sạch độc, tiêu hóa trơn tru
-
Lấy 1 củ sả đun nước uống mỗi ngày: Vừa giải độc gan - thận, vừa dưỡng da, giảm cân