Đặc điểm của cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena. Cây thường bị nhầm lẫn với cây Trầu Bà (cây Vạn Niên Thanh leo). Vậy đặc điểm nào nhận dạng tránh bị nhầm lẫn chúng với cây Trầu Bà cũng như nhiều loại cây cảnh khác?
Vạn Niên Thanh thuộc loại cây thân thảo, có rễ chùm ngắn, mập. Lá cây đặc biệt với màu trắng gần gân lá nổi bật trên nền xanh của lá. Lá mềm, xanh quanh năm, khi bẹ lá rụng để lại một vòng xung quanh thân cây. Cây sống lâu năm thân khá cúng và xuất hiện nhiều vòng. Cây trồng văn phòng thường có chiều cao từ 40-100 cm. Cây để bàn có chiều cao khoảng 15-35 cm.
Ý nghĩa phong thủy cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh là một trong số ít loại cây đem lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Vì vậy, loai cây này được dùng để làm quà biếu vào mỗi dịp đặc biệt như năm mới, báo hỷ, mừng tuổi… với mong ước cầu cho gia chủ được may mắn, sung túc.
Cây vạn niên thanh hợp tuổi gì? Mệnh gì?
Theo phong thủy, cây vạn niên thanh hợp với mạng Thủy và mạng Kim bởi có màu sắc xanh và trắng. Đặc biệt, cây rất phù hợp cho nam/ nữ tuổi Thìn. Tuổi Thìn khi trồng cây vạn niên thanh trong nhà sẽ giúp đường công danh thuận lợi, hóa giải sát khí, luôn gặp may mắn, sung túc và nhiều điều cát tường.
Có nên trồng vạn niên thanh trong nhà?
Trong phong thuỷ, vạn niên thanh là một trong số những loại cây đem lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Vì vậy, loai cây này được dùng để làm quà biếu vào mỗi dịp đặc biệt như năm mới, báo hỷ, mừng tuổi… với mong ước cầu cho gia chủ được may mắn, sung túc.
Cây vạn niên thanh đỏ mang lại sự sung túc. Trong hôn nhân, cây vạn niên thanh đỏ là cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc sống lâu.
Cây vạn niên thanh cũng thích hợp đặt tại phòng làm việc hay tại nơi kinh doanh, buôn bán với ý nghĩa buôn may bán đắt, công việc thuận lợi, gặp được quý nhân phù trợ.
Lưu ý cách trồng
Vạn niên thanh trồng đất cần có độ tơi xốp, ẩm nhưng cần thoát nước để không bị úng, thối rễ. Nếu trồng chậu đất cần thay chậu khoảng 2 năm/lần, tiện thể cắt trụi lá để cây ra lá mới.
Khi cây mới trồng thì cần bón phân, nhưng khi cây đã phát triển tốt lại cần hạn chế bón phân để không mất dáng cây. Vì cây có thể bị sâu bọ ở mặt dưới lá nên cần làm sạch bề mặt lá hàng tuần.
Vạn niên thanh thủy canh cần phải thay nước 1 tuần/lần. Khi cây còn nhỏ có thể để trong chậu và đặt trang trí trên bàn sẽ đẹp và sinh động hơn.
Tuy vạn niên thanh ưa ẩm, ưa bóng, không cần ánh sáng trực xạ nhưng vẫn phải cho cây hấp thụ ánh sáng để quang hợp, kẻo không có ánh sáng hoặc ánh sáng quá nhiều cây cũng sẽ héo.
Tác giả: Thạch Thảo