Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà?

16:09, Thứ bảy 16/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Nhều người quan tâm có nên trồng một cây lộc vừng trước nhà hay không, hãy cùng tìm hiểu.

Cây lộc vừng là gì?

Cây lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì cây phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc.

Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.

Cây thuộc tam Đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế ( Thọ), vì mang chữ Lộc trong tên nên cây rất được nhiều người trồng trong sân vừa che bóng mát mà vừa hút tài lộc.

Cây lộc vừng được nhiều người yêu thích

Cây lộc vừng được nhiều người yêu thích

Ý nghĩa của cây Lộc Vừng

Lộc Vừng – “Lộc” là tài lộc, “Vừng” có nghĩa là mè, đặc trưng của mè thường nhỏ nhưng dày đặc. Vậy nên Lộc Vừng mang ý nghĩa những may mắn, lộc lá nhỏ nhưng nhiều và dày đặc, đong đầy.

Lộc Vừng có gốc cây to, vững chắc, tượng trưng cho người quân tử, ý chí kiên cường, đứng vững trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Tuổi thọ của cây Lộc Vừng cao, điều này tượng trưng cho sự trường thọ, bách niên giai lão.

Cây lộc vừng có hoa, màu sắc đỏ rực rỡ, rũ xuống tựa như một chùm pháo hoa, vừa đẹp lại vừa tượng trưng cho sự may mắn, hưng vượng, hạnh phúc, thành công.

Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. Vì thế trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.

hoa rất đẹp...

hoa rất đẹp...

Có nên trồng lộc vừng trước cửa

Trồng cây lộc vừng trước nhà là vị trí tốt nhất để loài cây này phát huy khả năng của nó về thẩm mỹ lẫn phong thủy.

Gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình.

Lưu ý không trồng cây lộc vừng chắn cửa ra vào, mà thay vào đó, nên trồng chếch sang 2 bên một chút là tốt nhất.

Bắt mắt...

Bắt mắt...

Công dụng của lộc vừng đối với sức khỏe

Ngoài ý nghĩa phong thủy hay làm đẹp mỹ quan, cây lộc vừng cũng được xem là dược liệu quý giá nằm ở các bộ phận của cây với những công dụng đặc biệt với sức khỏe. Theo Đông Y, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, hạt thơm giúp chữa bệnh hiệu quả, thường dùng trong việc điều trị cơ thể bị suy nhược, tóc bạc sớm, ngoài ra còn có chức năng khác như:

Quả cây lộc vừng được dùng trị ho, hen suyễn, chữa chàm, đau răng

Rễ cây lộc vừng có vị đắng, có giá trị trong việc chữa trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt.

Hạt cây lộc vừng có chứa tannin và một số dưỡng chất giá trị khác, được tây y dùng để bào chế thuốc trị ung thư, giảm đau, kháng nấm. Ngoài ra, nó còn trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt

Lá cây lộc vừng là dược liệu trị bệnh trĩ hiệu quả

Vỏ cây lộc vừng được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo