Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu?
Hoa cẩm tú cầu còn được gọi là hoa dương tử, hoa dương tú cầu... Loại hoa này khá phổ biến trên thế giới và được gây giống, phát triển ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Cây cẩm tú cầu thân thảo, nhỏ nhắn, lá màu xanh lục, có cuống và có răng cưa tại mép lá.
Hoa cẩm tú cầu có dạng hình cầu tròn với nhiều cánh hoa nhỏ bên trong. Loại hoa này có khá nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng, đỏ, vàng, xanh...
Hoa cẩm tú cầu thích hợp với khí hậu mát mẻ, ôn hòa, không quá nóng bức. Hoa có thể nở quanh năm, nở nhiều nhất vào mùa xuân.
Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu
Theo màu sắc, hoa cẩm tú cầu màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng của tình yêu đôi lứa. Hoa cẩm tú cầu màu xanh tượng trưng cho lời biết ơn, lời xin lỗi chân thành gửi đến người mình yêu thương. Hoa màu tím tượng trưng cho tình cảm vợ chồng son sắt, thủy chung. Hoa màu hồng là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi, vợ chồng gắn bó bền chặt.
Cách trồng hoa cẩm tú cầu
- Chọn giống hoa
Hoa cẩm tú cầu có thể trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Việc chiết cành sẽ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Bạn cũng có thể tìm cây hoa giống ở các cửa hàng hoa.
- Đất trồng hoa
Cây cẩm tú cầu thích đất tơi xốp, dễ thoát nước nên loai đất mùn là phù hợp nhất. Trước khi trồng khoảng 3 tuần, nên ủ đất với phân bón để tăng dinh dưỡng, giúp cây phát triển mạnh.
- Ánh sáng
Cây cẩm tú cầu ưa sáng nhưng không thích ánh sáng mạnh nên có thể trồng cây ở những nơi có ánh sáng nhẹ. Vào mùa xuân, ánh sáng dịu nhẹ, tương đối ôn hòa thì có thể đem cây ra phơi nắng.
- Tưới nước
Cây cẩm tú cầu ưa nước nên cần tưới thường xuyên, nhất là vào những ngày nóng bức. Lưu ý căn chỉnh lượng nước để không làm úng rễ cây.
- Bón phân
Cây cẩm tú cầy khá dễ trồng nên bạn chỉ cần bón phân 1 lần vào cuối đông hoặc đầu xuân mỗi năm.
- Tỉa lá héo
Nên tỉa bớt cành, lá héo, hoa héo để cây tập trung dinh dưỡng phát triển các lá, hoa khác khỏe mạnh hơn.
- Thay chậu
Cây càng lớn thì bộ rễ càng phát triển rộng, không gian trong chậu sẽ ngày càng chật hẹp. Vì vậy, sau một thời gian trồng trong chậu, bạn có thể cân nhắc thay chậu mới để cây phát triển tốt hơn.
Lưu ý khi trồng hoa cẩm tú cầu
Hoa cầm tú cầu đẹp nhưng có thể gây hại cho sức khỏe vì phần lá và củ của cây có chứa hydragin-cyanogenic glycoside. Ăn phải chất này có thể gây ngứa, đổ mồ hôi, non ói, đau bụng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu, nguy hiểm tính mạng.
Do đó, gia đình có trẻ nhỏ, vật nuôi nên tránh trồng hoặc cắm hoa này trang trí trong nhà.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Trồng cây sấu trước cửa nhà có tốt không?
-
Vị trí tốt nhất trồng cây Đinh Lăng: Chỉ cần 1 cây cũng hút tài lộc, gia chủ tiền nhiều vô kể
-
Ai thuộc mệnh này trồng cây lưỡi hổ như Rồng cưỡi mây: Kinh doanh trúng mánh, tiền vào như nước
-
Trồng cây hồng môn mở ra hạnh phúc, trồng 1 cây tình yêu bung nở, hôn nhân viên mãn nhưng phải chọn đúng loại
-
Người thuộc 2 tuổi này trồng cây kim ngân như Hổ mọc thêm cánh, lộc đến ầm ầm