Có nên trồng cây Đinh Lăng trong nhà không?

09:38, Chủ nhật 29/10/2023

( PHUNUTODAY ) - Đinh lăng là cây phong thủy được nhiều người yêu thích, vậy có nên trồng cây này trong nhà hay không?

Đinh lăng rất phổ biến ở nước ta và được danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “sâm của người nghèo” bởi vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi ích cho sức khỏe con người.

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm, là loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đinh lăng là cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây này được trồng làm cảnh và làm thuốc trong đông y.

Lá đinh lăng bóng màu xanh đậm ít nhất có ba nhánh như bị chia cắt nhiều. Các lá có hình dạng khác nhau từ hình trứng hẹp đến hình mũi mác và dài khoảng 10cm.

cay-dinh-lang5

Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng

Không tự nhiên mà cây Đinh lăng phong thủy lại được nhiều người chọn lựa để trang trí trong nhà, trang trí văn phòng làm việc. Vậy cây Đinh lăng có ý nghĩa trong phong thủy như thế nào?

Cây Đinh lăng là 1 loài cây xanh tươi mát, giàu sức sống. Trong phong thủy, Đinh lăng mang lại cho bạn một không khí tươi mát, trong lành. Ngoài ra nó còn có thể hấp thụ được chất độc và diệt trừ điềm xấu có trong nhà ở.

cay-dinh-lang

Không chỉ vậy, cây Đinh lăng còn giúp gia chủ ngăn chặn khí xấu xông vào nhà, hút tài lộc vào nhà và trấn giữ nguồn năng lượng tốt đó để giữ được tài lộc không bị thất thoát. Hay nói cách khác Đinh lăng được coi là một vị “thần giữ của” cho chủ nhà.

Với những ý nghĩa trong phong thủy này của cây Đinh lăng. Hiện nay không ít người chơi cây cảnh phong thủy đang ráo riết để săn lùng những cây Đinh lăng có cá thế đẹp để đặt trong nhà hay trong phòng làm việc của mình.

cay-dinh-lang3

Có nên trồng cây đinh lăng trong nhà?

Nhìn chung bạn hoàn toàn có thể trồng cây đinh lăng trong nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý một chút nếu đặt trong phòng khách thì bạn nên đặt ở cạnh cửa sổ để cây có thể phát triển tốt.

Còn nếu được thì tốt nhất nên đặt chậu cây đinh lăng ngoài ban công, ngoài hiên nhà, vườn… vừa làm đẹp ngôi nhà, vừa giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt, xanh mát quanh năm.

Trường hợp bạn đặt cây đinh lăng trong phòng ngủ, cần chú ý chỉ chọn những cây nhỏ, đặt cạnh cửa sổ.

Vào ban đêm trước khi đi ngủ, bạn nên đặt chậu cây ra ngoài hiên hoặc mở cửa sổ ra bởi ban đêm cây sẽ hấp thụ khí oxy, khiến người trong phòng cảm thấy dễ ngột ngạt và khó chịu.

Mặc dù trồng cây đinh lăng trước nhà rất tốt nhưng khi trồng bạn tuyệt đối không được trồng chắn ngay lối đi hay mặt tiền của ngôi nhà. Theo phong thủy đây là nơi thu hút vượng khí vào nhà, cần nhiều sự thông thoáng. Do đó, khi trồng nên trồng chếch sang một bên.

cay-dinh-lang1

Kỹ thuật chăm sóc cây Đinh lăng phong thủy

Cây Đinh lăng phong thủy là loại cây cảnh ít công chăm sóc nhất hiện nay. Bởi Đinh lăng thường sống nhiều năm ưa sáng, ưa ẩm nhưng nó cũng có khả năng chịu bóng, chịu hạn, cực tốt. Tuy nhiên cây không chịu được ở trong môi trường úng ngập.

Để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt, bạn cần lưu ý một số kỹ thuật chăm sóc quan trọng dưới đây:

Đất trồng

Cây Đinh lăng có thể được trồng ở trên nhiều loại đất. Thế nhưng với đất cát pha có độ thông thoáng, tơi xốp và khả năng giữ ẩm đất ở mức độ trung bình lại giúp cho cây Đinh lăng có thể phát triển tốt nhất.

Nhiệt độ

Đinh lăng phát triển mạnh khi sống tại môi trường có nhiệt độ dưới 25oC.

Nước

Loại cây này ưa ẩm nhưng chịu ngập úng rất kém. Trong giai đoạn 6 tháng đầu nếu trời không mưa bạn nên thường xuyên tưới nước với lượng vừa đủ để giữ ẩm cho cây. Bạn cần lưu ý không nên để nước đọng quá lâu sẽ khiến cho bộ rễ của cây dễ bị nấm bệnh tấn công.

Dinh dưỡng

Sau khi trồng một vài ngày bạn cần bón thúc bằng phân Ure (80kg/hecta). Việc bón thúc này bạn nên thực hiện 2 – 3 lần trong năm đầu tiên. Khi cây được 2 năm tuổi trở lên bạn nên cắt bỏ bớt những cành và lá thừa chỉ để từ 2 – 3 lá vào khoảng tháng 4 và tháng 9 để thúc cho cây nhanh phát triển hơn. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm khoảng 500 – 600kg NPK (chia thành 2 – 3 lần) và 10 tấn phân chuồng (bón trong 1 lần) cho mỗi hecta Đinh lăng.

Nhân giống

Bạn nên lựa chọn những cây có cành lá xanh tốt, thân cành mập mạp, không sâu bệnh. Sau đó bạn hãy chấm gốc cành vừa mới chiết vào thuốc kích thích ra rễ và ghim gốc sâu vào khay có lớp đất tơi xốp, rồi bạn dùng 4 ngón tay ấn xung quanh gốc ghim để giúp cố định cây. Sau khoảng một tháng khi thấy cây ra nhiều lá mới và dài được 10cm thì  bạn nhổ đem ra trồng trong chậu.

Các bệnh thường gặp và cách xử lý

Cây Đinh lăng rất ít chịu ảnh hưởng bởi sâu bệnh, vì thế bạn hầu như không cần phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo