Cổ nhân đã đúc rút ra trong đời sống của họ rất nhiều quy tắc, điều cấm kỵ và những kinh nghiệm xương máu. Có nhiều câu văn vần nổi tiếng được truyền miệng kinh nghiệm sang đời sau. Tuy ngày nay xã hội đã đổi khác, nhưng một số câu vẫn có ý nghĩa to lớn đối với con người thời nay. Câu nói dưới đây là một trong những minh chứng đó: "60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm". Ý nghĩa của câu văn này khuyên nhủ ta điều gì?
1. Ý nghĩa của câu nói "60 không nói chuyện"
Trong xã hội hiện đại, khi trình độ y tế phát triển, mức sống tăng lên, máy móc giải phóng sức lao động của con người thì tuổi 60 chưa phải là già và nhiều người vẫn còn rất trẻ và khỏe. Thế nhưng trong xã hội thời cổ đại, 60 là độ tuổi của người già, và được con cháu tổ chức thượng thọ ăn mừng. Trên thực tế, tuổi thọ trung bình của người dân trong các triều đại Tần, Hán là dưới 30 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người dân thời nhà Minh, nhà Thanh cũng không quá 40. Chính vì vậy, những người có thể sống thọ đến 60 tuổi là không nhiều.
Lúc đó người 60 tuổi chân tay sẽ chậm chạp, có người đầu óc không còn minh mẫn như trước, phản xạ khá chậm chạp. Do đó, nếu trò chuyện, tranh luận với những người 60 tuổi thì sẽ vô tình làm rối loạn suy nghĩ của họ, dễ gây hiểu lầm. Do đó, người xưa mới khuyên rằng "60 không nói chuyện" với hàm ý là người trẻ không nên nói nhiều, tranh luận quá sâu với những người độ tuổi 60 tuổi để tránh xảy ra xung đột về lời nói, mẫu thuẫn. Đặc biệt, suy nghĩ của người xưa còn rất truyền thống và mang tư tưởng phong kiến nên họ không bắt kịp xu hướng, hành vi mới của lớp trẻ, rất dễ dẫn đến xung đột căng thẳng, điều đó ảnh hưởng đến hoà khí gia đình.
2. Ý nghĩa câu nói "70 không ngủ lại"
Trong thời cổ đại, người 70 tuổi đã được coi là thượng thượng thọ. Ở độ tuổi này các cụ cũng có thể gọi là độ tuổi hiếm, các chức năng về mặt thể chất đã suy giảm rất nhiều và luôn chuẩn bị tâm thế về với cát bụi bất cứ lúc nào.
Việc những người ở độ tuổi 70 đi dạo hoặc thăm hỏi người thân cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, người xưa cho rằng tuyệt đối không nên để những vị khách ở độ tuổi 70 ngủ lại ở nhà mình bởi yếu tố rủi ro về mặt sức khoẻ khá cao, nếu xảy ra tình huống không xử lý tốt lại gây ra những rắc rối không đáng có với gia đình họ. Nên tốt nhất, chỉ tiếp họ một cách trang trọng nhất, quý đến đâu cũng không mời ngủ lại tại gia đình mình.
3. Cuối cùng là ý nghĩa câu nói "80 không mời cơm"
Vế này có nghĩa là gia chủ cũng không nên giữ người già ở độ tuổi 80 tuổi ở lại ăn cơm. Những người ở độ tuổi này cần phải có một chế độ ăn uống riêng, đặc biệt là với một số thức ăn khó tiêu.
Nếu giữ những vị khách cao tuổi ở lại ăn cơm có thể nảy sinh một số rắc rối. Chế độ ăn uống không cẩn thận một chút là sẽ khiến cơ thể bị khó chịu như rối loạn tiêu hoá, dị ứng...Lúc đó gia chủ xử lý tình huống này cũng vô cùng phức tạp với những người độ tuổi hiếm của xã hội lúc bấy giờ. Vì vậy, khi những người cao tuổi ra ngoài thì không nên ép họ ở lại dùng bữa.
Thực ra sự lo lắng này là hoàn toàn hợp lý trong điều kiện và hoàn cảnh của người xưa, việc lo xa và phòng tránh bất trắc cho người thân và gia đình là điều nên làm. Trong cuộc sống hiện đại có vẻ mọi thứ đã khác, nhưng ta cũng cần phải chú ý suy xét từng trường hợp, đặc biệt là với người già, để đảm bảo sức khỏe cho họ không mang vạ vào thân, xáo trộn cuộc sống gia đình.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Cổ nhân dạy: '3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không chạm', làm được cuộc sống ắt giàu có, an nhiên
-
Bước vào nhà có "3 thứ trống rỗng con cháu muôn đời nghèo khó", làm không đủ ăn: Đó là 3 nơi nào?
-
Cổ nhân dạy " Gia đình có 3 cái "càng to" càng nghèo khó": Cái đầu tiên dễ phá sản đó là gì?
-
Cổ nhân dạy "Xem trong bếp biết nét đàn bà, vào trong nhà biết đói hay no", có nghĩa là gì?
-
Các cụ dạy: “40 không tham dục, 50 không tham tình, 60 không tham thực”, ý nghĩa thực sự là gì?