Trên đời, không ít người thường xuyên oán thán trời đất rằng vì sao giỏi mà vẫn nghèo. Thậm chí là họ đã chăm chỉ, nỗ lực hết mình nhưng dường như tiền bạc vẫn còn xa lắm, họ cảm thấy đuối sức, cảm giác như bản thân chẳng thể nào với tới được.
Tuy nhiên, câu nói này nghe có vẻ khác lạ đối với các học thuyết thông thường. Nguyên nhân bởi, người xưa thường nói rằng “Nghệ đa bất ép thân, công đáo tự nhiên thành”. Vậy, tại sao người xưa lại khẳng định “Bách nghệ bách cùng, vô nghệ thành long”, tức là: Trăm nghề vẫn nghèo khó, không nghề lại thành rồng? Trí huệ cổ nhân chắn hẳn không chỉ có nghĩa hời hợt bề mặt như vậy mà sẽ ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa hơn như thế.
Bách nghệ bách cùng
Tăng Quảng Hiền Văn từng nói: “Nhân sinh nhất thế, thảo mộc nhất thu”. Bất kỳ sự vật nào đi chăng nữa cũng có một cuộc đời của riêng mình, dài và ngắn không hề giống nhau. Con người sống 100 năm là một đời, nhưng cây cỏ sống 1 năm cũng là một đời riêng.
Một đời sinh ra, từ khi tóc còn xanh nhưng lại không sớm học hành và nỗ lực thì đừng mong những điều cao xa. Thời gian trôi qua quá nhanh, tuổi trẻ cũng già đi, khi đó chúng ta có thể làm những việc rất hạn chế so với những năm tháng còn thanh xuân.
Cuộc đời của một con người vô cùng ngắn ngủi, vì thế bạn nên nắm bắt cẩn thận từng phút từng giây, học hỏi những kỹ năng và có được những trải nghiệm ý nghĩa. Đến khi giỏi giang hơn, bạn có thể phát triển được trong lĩnh vực mà mình thích, làm được nhiều điều, quen với bản chất của các sự việc nên kỹ năng cũng ngày được nâng cao.
Ngược lại, nếu cái này bạn chỉ học một chút, cái kia cũng chỉ học một chút, muốn học được thật nhiều các kỹ năng trong cuộc sống thì bạn sẽ tốn kém rất nhiều thời gian và nhân lực, cả sức lực lẫn tài chính. Về lâu dài, bạn sẽ chẳng nhận được điều gì là giá trị thực sự cả. Hầu hết chúng ta chỉ là những con người hết sức bình thường; không phải ai cũng có được trí nhớ siêu phàm, không phải ai cũng có khả năng vượt qua mọi thử thách và khó khăn. Vì thế, nhiều khi bạn cứ mong muốn học đủ mọi kỹ năng cuối cùng lại thành “hớ”.
Dù bạn có dấn thân vào một ngành bất kỳ nào đó đi chăng nữa, điều quan trọng là bạn phải thiện lương, chân thành, làm việc có quy tắc, tuyệt đối không nên đứng núi này trông núi nọ, kẻo sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp trong tương lai. Học “trăm nghệ” trong cuộc đời người ta phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc, cuối cùng “cái gì cũng biết nhưng lại không vẹn toàn” dẫn đến cảnh không có gì trong tay.
Vô nghệ thành long
“Vô nghệ” trong “Vô nghệ thành long” ở đây có nghĩa là khi mới dấn thân vào một ngành nào đó, nhiều khi chúng ta sẽ không hiểu gì, thế nên bị gọi là không có nghệ thuật và không có chuyên môn… Những người ở trong trường hợp này, suy nghĩ cùng với tâm lý của họ giống như một tờ giấy trắng. Họ có suy nghĩ nội tâm vô cùng đơn giản và không bị phân tâm mỗi khi làm việc.
Chính vì thế, những người “vô nghệ” này sẽ luôn đạt được những thành tựu nhất định theo một cách nào đó, miễn là họ học tập và nỗ lực cùng với sự khiêm tốn. Trước đây, vì họ không biết gì nên những người Thầy người Cô của họ cũng dễ dàng trong việc chỉ dạy hơn.
Liên quan đến vấn đề này, người xưa quan niệm nó tương tự như việc “Khi ăn quá nhiều mà không nhai” hoặc “mười phần không vẹn thì không bằng một mối”. Điều này đồng nghĩa với việc, chỉ cần bạn học tập được một khả năng nhất định, bạn có thể thành công trong sự nghiệp của mình. Ý này tương tự với câu “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Khi bạn học một kỹ năng nào đó với một tâm trí kiên định, bạn sẽ nhanh chóng trở nên thành thạo hơn. Bên cạnh đó, khi kỹ năng này đạt đến một trình độ nhất định, bạn cũng sẽ trở thành người đi đầu trong ngành này.
Trong cuộc sống này, chúng ta nên học những gì mà chúng ta quan tâm. Chỉ cần chúng ta có thể học được một kỹ năng nổi bật trong ngành là đã có được một tấm vé để chiến thắng trong cuộc sống. “Vô nghệ thành long” như một lời cảnh cáo mỗi chúng ta nên học tốt kỹ năng chuyên môn, đừng phân tán tư tưởng hay đứng núi này trông núi nọ; thay vào đó hãy biết chăm chỉ học tập và làm tốt kỹ năng của mình.
Có thể nói, câu nói dân gian: “Bách nghệ bách cùng, vô nghệ thành long” là một dạng nhận thức cuộc sống đối với người lao động, được người xưa đúc kết sau bao lần thất bại và nếm đủ cay đắng ngọt bùi. Người xưa răn dạy “Bách nghệ bách cùng, vô nghệ thành long” cho các thế hệ sau, nghe đơn giản dễ hiểu, thế nhưng nó lại chứa đựng những chân lý sâu sắc sau khi đọc kỹ.
Tác giả: Mộc
-
3 khoảnh khắc tỏa sáng nhất của người phụ nữ khiến đàn ông xúc động rơi nước mắt, số 2 rất đời thường
-
Vì sao đàn ông ngoài 50 vẫn còn hấp dẫn? Hãy nghe 3 người phụ nữ tâm sự thật lòng
-
Phạm Quỳnh Anh trải lòng về những "được - mất" trong năm cũ, ai nấy đều ngỡ ngàng
-
Đàn bà phải nhớ: đời không làm được 3 điều này vừa bất hạnh lại dễ bị đàn ông xem thường, phụ bạc
-
Đàn bà trước 50 nếu không có đủ 2 cái "sướng" này thì chính là kẻ bất hạnh nhất!