Cổ nhân dạy ‘Nam sợ gật đầu, nữ sợ sải bước', vì sao lại như vậy?

( PHUNUTODAY ) - "Nam sợ gật đầu, nữ sợ sải bước". Đây là câu nói của bậc tiền nhân để lại dạy con người cách đối nhân xử thế.

‘Nam sợ gật đầu’

Bởi, đàn ông từ xưa đến nay đều được xem là trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Do vậy, nếu trong mọi tình huống đều đồng tình, gật đầu đồng ý bừa thì đây có thể xác định là một người đàn ông không có chủ kiến, mềm yếu và nhút nhát.

Cái gật đầu ở đây thực ra có nghĩa là người mềm lòng, không quyết đoán - Kiểu người rất dễ bị ý kiến của người khác làm thay đổi. Đây là một khuyết điểm nghiêm trọng của nam nhi, đàn ông. Cái 'sợ' ở đây, ý chỉ sợ những nam nhân không có chính kiến, không hiểu biết để rồi ra quyết định bừa.

Cho dù là hiện tại, người đàn ông yêu thương vợ mình, nghe lời vợ nói tuy không phải là chuyện gì xấu, nhưng đối với những việc đại sự, đàn ông phải có chủ kiến của mình mới được.

Có lẽ rất nhiều người cho rằng làm người đàn ông thì cứ nghe lời vợ mình thì sẽ tốt, như thế cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi vì làm một người đàn ông có chủ kiến, về một số vấn đề không liên quan đến nguyên tắc, thì có thể thuận theo người phụ nữ; nhưng khi mà hành vi của người vợ lệch khỏi quỹ đạo, không phù hợp với Thiên đạo, người đàn ông phải kịp thời uốn nắn và khuyên bảo.

Chỉ khi cả hai người dắt tay cùng nhau tiến bộ, khiêm tốn chỉ ra những thiếu sót của đối phương, hoàn thiện bản thân, cuộc sống gia đình mới có thể hạnh phúc viên mãn.

‘Nữ sợ sải bước’

Câu nói này có ý nghĩ chính là phụ nữ đi đường không nên bước quá lớn, nói chuyện cũng không nên nói quá to.

Phép tắc phong kiến xưa có yêu cầu rất cao đối với cách cư xử của phụ nữ, người xưa yêu cầu phụ nữ phải tuân theo đức hạnh của một người phụ nữ, ở nhà phải tuân theo tứ đức.

Không chỉ vậy, người xưa rất coi trọng dáng đi của phụ nữ. Phụ nữ khi đi đứng phải đoan trang, đứng đắn, dáng đi nhẹ nhàng, thanh thoát.

Trong “Thi Kinh” có câu “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, trong đó, “yểu” dùng để ví von vẻ đẹp tâm hồn, còn “điệu” dùng để hình dung dáng điệu ôn nhu của người phụ nữ.

Một người phụ nữ đi cúi mặt, chân bước rộng, đi nhanh, vội vàng sẽ bị coi là không đúng tiêu chuẩn của người phụ nữ thời xưa, khiến gia đình bị người khác chỉ trích vì không giáo dục tốt.

Một người phụ nữ thích ồn ào, sải bước đi trên đường, khiến người ta có cảm giác đây là người tâm tính bất ổn, nóng vội. Người phụ nữ như vậy, không chỉ không được cổ nhân hoan nghênh, mà ở thời hiện đại, cũng rất ít người yêu thích. Nên cho tới ngày nay, đàn ông phần lớn vẫn ưa thích phụ nữ ôn nhu, nho nhã, điềm đạm.

Phụ nữ giống như nước vậy, thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nhưng đối với vạn vật thì “sinh ra mà không sở hữu, làm mà không kể công, giúp phát triển mà không đòi làm chủ”. Đây là đức hạnh của người phụ nữ.

Có câu: “Thượng thiện nhược thủy”, nước tuy mềm mại nhưng “nước chảy đá mòn”. Nước lấy “nhu thắng cương”, giúp “bốn mùa hưng thịnh, vạn vật sinh sôi”.

Ngay cả ngày nay, phụ nữ đi kiểu này này vẫn còn tương đối cấm kỵ ở các vùng nông thôn.

Tuy nhiên, sau những thay đổi của thời cuộc, nhận thức con người dần được giải phóng, xã hội ngày càng cởi mở hơn trước so với các tiêu chuẩn khắt khe về người phụ nữ. Một số thành ngữ không phù hợp với các giá trị hiện đại.

Vì vậy, chúng ta cần phân biệt những câu răn dạy nào phù hợp với suy nghĩ đúng đắn của xã hội hiện đại để tiếp tục phát huy và lưu giữ chúng.

Tác giả: Vũ Ngọc