Sống trên cõi đời này, con nhiều trải qua nhiều cung đoạn tình cảm, vui sướng có, khổ đau có, sợ hãy cũng có. Cổ nhân nói: "Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ bốn mươi chín, năm sợ đông". Những nỗi sợ ở đây có nghĩa sâu xa gì?
“Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa”
Tết Trung Thu là lễ hội diễn ra ngày Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức ở các nước Đông Á và Đông Nam Á. Trong tiềm thức, Tết Trung thu là tết đoàn tụ của mọi người, như một sự bồi đắp nỗi nhớ quê, nhớ thương người thân, cầu mong một mùa màng bội thu, hạnh phúc, trở thành di sản văn hóa tinh thần quý giá đối với nhiều người. Ngày Tết vui vẻ là vậy, sao lại có nỗi sợ len lỏi trong đó?
Theo lịch vạn niên, một năm có 12 tháng, sau ngày rằm tháng 8 âm lịch, tức là chỉ con hơn 100 ngày nữa là bước qua năm mới, có nghĩa là một năm sắp kết thúc. Như chúng ta đều biết, chỉ có ba mươi ngày trong một tháng, nếu tháng đó đã trôi qua một nửa thì tháng đó sẽ sớm kết thúc.
Vì vậy, Tết Trung thu tuy đáng để tổ chức, nhưng thời gian trôi nhanh, mọi người đều than ngắn thở dài thời gian trôi nhanh. Đồng thời cảm thấy vô cùng bất lực khi năm tháng cứ trôi đi. Vậy mới có câu: "Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa".
“Người sợ bốn chín, năm sợ đông”
Đời người nghĩ cũng dài mà nhiều khi cũng rất ngắn ngủ. Chúng ta chỉ tồn tại mấy chục năm trên cõi hồng trần với bao nhiêu dự định, ước mơ cần thực hiện.
Bốn mươi chín trong câu này dùng để chỉ một người là bốn mươi chín tuổi, "tuổi" ở đây cũng thường dùng để chỉ năm, đông là chỉ thời tiết lạnh của mùa đông. Vì thế nên câu nói này muốn nói là người ta sợ nhất bốn mươi chín tuổi, một năm sợ nhất là thời tiết cuối năm luôn lạnh giá.
Nhưng tại sao mọi người lại sợ bốn mươi chín? Thời cổ đại, rất ít người có thể sống đến 60 tuổi, năm mươi tuổi được gọi là năm thiên mệnh. Ở thời điểm bốn chín cũng toan về già, từ thời điểm này bạn cũng có thể biết được bạn năm nào qua đời. Một người ở sau tuổi 50, cơ thể không còn được như thời trẻ và trung niên. Những bệnh tật trước đây khi thời tiết thay đổi sẽ dễ dàng bị lại, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và các bệnh khác, các cơ quan, bộ phận của con người cũng bắt đầu rạo rễ, xuống cấp. Những căn bệnh này sợ nhất là thời tiết lạnh, vì vậy một khi bước qua tuổi 50 sẽ càng sợ lạnh hơn, vì vậy có câu: “Người sợ bốn mươi chín, năm sợ đông”.
Câu nói này có ý nghĩa sâu xa hơn, đó là muốn nói với chúng ta rằng, hãy trân quý thời gian, sớm vạch ra kế hoạch cho mình trong tương lai. Bạn phải biết rằng, núi đứng trên mặt đất, con người đứng trên ý chí. Trăng khuyết không đổi sáng, gươm không đổi thép. Điều quan trọng đối với một con chim là đôi cánh của nó, và điều quan trọng đối với một con người là lý tưởng. Nếu con người không có lý tưởng, chẳng khác nào sống uổng công.
Vì vậy, để cảnh báo cho thế hệ mai sau hãy quý trọng thời gian, những gì đang có ở hiện tại, người xưa đã răn dạy con cháu đời sau: “Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ bốn mươi chín, năm sợ đông”.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Câu nói: ''Trai tốt không lấy vợ mận gai, gái ngoan không gả chồng lêu lổng'', gái mận gai ám chỉ điều gì?
-
Người cạn kiệt phúc khí, làm gì cũng không suôn sẻ, trên thân thường thể hiện ra 3 tật rất xấu
-
Thuật xem tướng của cổ nhân giúp nhìn thấu tâm can một người: "Chính tà nhìn ánh mắt, thật giả nhìn bờ môi"
-
Cổ nhân dạy: 'Dáng đi lắc đảo mình xà, tiền vào thì ít tiền ra thì nhiều', đó là dáng đi thế nào?
-
Các cụ dạy, "Giường không rời 7, quan tài không rời 8, bàn không rời chín": Ý nghĩa thực sự là gì?