Thứ nhất, lười biếng
Đối lập với lười biếng là cần cù, đi liền với cần cù lại là tiết kiệm. Hai đức tính này là chính là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của tổ tiên chúng ta. Muốn làm giàu thì phải cần cù, việc quản lý trong gia đình thì cần biết tiết kiệm là chân lý muôn thuở của đời sống.
Bởi vậy, người xưa rất tin tưởng vào tầm quan trọng của đức tính cần cù, tiết kiệm trong việc xây dựng nền nếp gia phong. Ví dụ, trong “Tứ giới”, bốn điều câm kỵ trong dạy con của của Kỳ Hiểu Lam có đề cập đến: “Nhất giới yến khởi, nhị giới lãn noa, tam giới xa hoa, tứ giới kiêu ngạo”. Tạm diễn nghĩa: “Thứ nhất cấm dậy muộn, thứ hai cấm lười nhác, thứ ba cấm xa hoa, thứ tư cấm kiêu ngạo.”
Thứ hai, sự bất hòa
Tục ngữ có câu “Chim én không vào cổng nhà nghèo”.
Trong quan niệm của người xưa, chim én là một loài chim biểu trưng cho sự may mắn, bình an và tốt lành. Loài chim này rất nhạy cảm và chú trọng đên sự “an toàn” khi làm tổ ấm. Nên hình ảnh chim én cũng thường gắn liền với tình yêu, lòng trung thành, an hòa, hy vọng; nên những nơi không tốt chim én sẽ không ghé qua. Dân gian còn có câu “chim én về làm tổ, gặp nhiều điều phúc”.
Mặt khác, người ta vẫn thường nói rằng hòa khí sinh tài, trong nhà hòa thuận thì vạn sự hưng, gia đình nào mà hay bất hòa và tranh cãi thì sẽ rất khó hưng thịnh, cũng chính là cái gọi là gia đình kém phúc.
Nên câu tục ngữ trên chúng ta có thể hiểu là chim én không phân biệt gia đình bần hàn mà chỉ chọn nơi an toàn và phúc khí để làm tổ. Nhà nào mà không có vượng khí tức là “nhà nghèo” âm phúc, chim én sẽ không tới lui.
Cổ nhân thường nói: “Thiên hạ gốc rễ tại gia”, tức là gia đình chính là nền tảng của xã hội. Gia đình chính là tế bào mà xã hội được từ đó mà hình thành. Nếu gia đình hòa thuận hạnh phúc, quốc gia mới yên ấm ổn định.
Có được sự hài hòa trong gia đình là kết quả của sự chung sức, chung lòng của mọi thành viên. Trong cuốn sách cổ “Lễ ký” của Khổng Tử đề cập đến đạo của từng người: “Quân nhân, thần trung, phụ từ, tử hiếu, huynh lương, đệ đễ, phu nghĩa, phụ thính, trưởng huệ, ấu thuận”.
Diễn giải: “Vua phải nhân, thần phải trung, cha phải nhân từ, con phải hiếu, anh phải tốt lành, em phải kính thuận, chồng phải chính đính, vợ phải nghe lời, người lớn phải thi ân, người nhỏ phải vâng phục.”
Thứ ba, bất thiện
Nhân chi sơ, tính bản thiện, một người thiện lương người khác xung quanh sẽ cảm nhận được. Sự thiện lương của một người tựa như là một ngọn lửa trong bóng đêm sưởi ấm người khác đồng thời sẽ chiếu sáng chính mình.
Người làm điều thiện, phúc dù chưa đến thì họa đã rời xa. Một người mà làm điều ác, họa dù chưa đến, phúc đã xa rời. Người có tấm lòng lương thiện sẽ có được sự tôn trọng của người khác đồng thời cũng là một nền tảng để xây dựng một gia đình hưng vượng.
Có một câu ngạn ngữ hẳn được nhiều người biết đến đã giải thích cho hết thảy những điều ấy: “Tích thiện nhà tất có dư khánh, tích ác nhà tất có dư ương”. Có nghĩa là: “Nhà chăm tích thiện ắt có phúc dư, nhà hay làm ắc ắt họa có dư”.
Câu tục ngữ trên của cổ nhân đề cập đến rằng nếu trong gia đình có ba điều thì phú quý ắt sẽ không tồn tại cùng, theo thứ tự là: Lười biếng, không các loại bất thiện.
Câu tục ngữ này muốn nói đến việc xây dựng “nền nếp gia phong” tốt đẹp trong gia đình. Điều này thì từ xưa đến nay, mọi người đều rất chú trọng và đề cao giáo dục trong gia đình. Cũng bởi vì gia đình chính là lớp học nhân sinh đầu tiên trong cuộc đời mỗi người, mà ở đó cha mẹ, người lớn tuổi, người anh chính là những người đầu tiên sau đó mới người thầy mà ta theo học ngoài xã hội.
Giáo dục trong gia đình là rất trọng yếu, từ lời nói hay việc làm của cha mẹ đều nên là tấm gương tốt cho con bởi gia đình như thế nào thì sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái và tạo nên một đứa trẻ như thế đó.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Cổ nhân dạy: “Đàn ông không lấy vợ năm, đàn bà không lấy chồng sáu”, ý nghĩa thực sự là gì?
-
5 nốt ruồi ẩn chứa vàng bạc, ai sở hữu thì phú quý vây quanh, hậu vận no đủ
-
Các cụ dặn dò: "Đừng gọi chó khi no", nửa về sau ai biết mới là kinh điển
-
Người xưa khuyên: “Buổi sáng không mua thịt lợn, buổi tối đừng mua đậu phụ, 2 giờ đó mua thì sao?
-
Rán cá thơm lừng, vàng giòn, không bị nát: Chỉ cần nhớ nguyên tắc đơn giản này