Một kinh nghiệm quý báu mà người xưa truyền lại cho những người đam mê xê dịch trong xã hội cổ đại: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”. Thực ra, nơi đáng sợ hóa ra lại an toàn.
“Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”
“Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang” là một trong những câu tục ngữ ra đời từ rất lâu, nó nhắc nhở mọi người về bí quyết để sinh tồn nếu có việc cần phải đi đường dài. Nhiều người nghe xong sẽ thắc mắc rằng lời dạy này có vẻ ngược đời, liệu người xưa có nhầm lẫn gì ở đây không?
Vào thời cổ đại, triều đình thường tổ chức thi cử ở một địa điểm cố định nên các thí sinh từ các nơi phải tự tìm đường đến dự thi. Tuy nhiên, do điều kiện di chuyển còn hạn chế nên người xưa thường phải mất một tháng hoặc nửa tháng mới đến nơi. Tuy nhiên, vì đều là học giả nghèo, không có tiền nên ban đêm nhiều người phải tá túc dọc đường chứ không thể thuê nhà trọ để ở. Và không phải lúc nào trên đường đi cũng có người ở, nên không phải lúc nào cũng được ngủ trong nhà.
Thời xưa, miếu hoang và mộ cổ là hai địa điểm phổ biến nhất, thường xuất hiện trên đường đi. Do không có nơi để ở, nên người xưa thường chọn một trong hai địa điểm này để tá túc qua đêm. Khi kinh qua vô số lần, người xưa đã tổng kết: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”.
Sở dĩ có đúc kết như vậy vì thời xưa, những kẻ trộm cướp thường vào miếu hoang để tá túc qua đêm, hoặc ẩn trốn. Chúng thường tấn công người qua đường để cướp tài sản. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng các khu mộ cổ thường được coi là nơi u ám, đặc biệt là đối với những người thường xuyên làm việc xấu thì trong lòng cũng sẽ sợ hãi, chột dạ, không dám đến gần. Mộ cổ nghe qua có vẻ đáng sợ, nhưng vì thế nó lại là nơi an toàn để nghỉ ngơi hơn cho người qua đường, nhất là những nhân sĩ chân yếu tay mềm.
Trong cuộc sống hiện đại, dù điều kiện đã tốt hơn, song những kinh nghiệm người xưa truyền lại vẫn khiến chúng ta hết lời cảm thán, thừa nhận rằng trí tuệ của cổ nhân thật đáng nể.
Tuyệt đối không được lấy tiền xu ở mộ cổ
Thứ nhất, tiền xu trong những ngôi mộ cổ mặc dù được coi là đồ cổ nhưng lại có giá trị rất thấp do không còn lưu hành trên thị trường nữa. Cách thức đúc tiền của mỗi thời đại là khác nhau nên việc lấy trộm tiền xu từ thời đại trước mang đến thời đại này gần như là vô giá trị.
Thứ hai, việc vận chuyển tiền xu thật sự rất vất vả, không tiện cho những kẻ trộm mộ. Tiền xu đem tùy táng thường có mệnh giá rất thấp và số lượng rất nhiều, có thể lên tới cả tấn, do đó việc vận chuyển những đồng tiền nặng và nhiều như vậy trở nên bất khả thi.
Thứ ba, việc mang những đồng tiền xu này ra ngoài có thể khiến những kẻ trộm mộ gặp nguy hiểm. Vào thời cổ đại, người ta không sưu tầm tiền cổ nên đây có thể coi là bằng chứng của việc trộm mộ. Trong khi đó, tiền xu luôn có đặc điểm niên đại rõ ràng, rất dễ nhận ra. Ai có trong tay những đồng tiền cổ đồng nghĩa với việc họ có liên quan đến các vụ trộm mộ và sẽ thu hút sự điều tra của triều đình và các quan chức. Do đó, vì sự an toàn của bản thân, những kẻ trộm mộ không dám lấy đi những đồng tiền cổ.
Bên cạnh đó, tiền xu trong những ngôi mộ cổ còn được coi là tiền của người đã khuất mang xuống cõi âm. Nếu những đồng tiền này lấy đi, người đã khuất không thể xuống được hoàng tuyền, có thể quay về trả thù, vì thế những kẻ trộm mộ luôn tránh lấy đi.
Ngoài tiền xu, ngọc bội cũng là thứ nhiều kẻ trộm mộ không muốn đánh cắp. Nguyên nhân là bởi con người thời xưa rất mê tín, cho rằng ngọc bội của người chết sẽ trở thành ngọc huyết, có khả năng hút máu con người, vì thế không kẻ nào dám đụng chạm vào để tránh rước họa vào thân.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Số định danh có nhân là gì? Có phải số căn cước công dân không?
-
Đừng bao giờ để 3 loại người này ngủ qua đêm tại nhà bạn, dù mối quan hệ có thân thiết đến đâu
-
Cứ nghĩ về 5 điều này, cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều
-
Người thiếu tiền trong thời gian dài sẽ có 4 đặc điểm không thể che giấu nổi
-
Cổ nhân có câu: 'Nhà giàu cũng chẳng vứt bát mẻ đi': Dùng bát phạm đại kị này bảo sao tài lộc trôi sạch