Người xưa có câu “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện". Dù trong bất kỳ thời kỳ nào tinh thần tiết kiệm vẫn luôn là quốc sách. Mỗi người có thể chọn những hình thức tiết kiệm khác nhau, có người chọn mua vàng để dành hay cất trữ tiền mặt,... Vậy trong thời hiện đại ngày nay, bạn nên chọn mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Nên gửi tiết kiệm hay mua vàng?
Không giống như tiền giấy, tiền xu hay các loại tài sản khác, giá trị của vàng đã được duy trì quá nhiều thời đại. Mọi người coi vàng như một cách để truyền lại sự giàu có của họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tuy nhiên trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát thì người tiêu dùng nên gửi tiết kiệm hay mua vàng ?
Chung quy lại việc mua vàng hay gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn riêng của mỗi người. Tuỳ thuộc vào tình hình tài chính hay thói quen tiêu dùng mà bạn có thể chọn lựa cho mình phương án thích hợp.
Mua vàng để tích trữ sinh lời hoặc để tích góp là phương án tài chính được nhiều người lựa chọn. Dựa vào biến động của vàng, người mua sẽ ra quyết định và chọn thời điểm thích hợp bán vàng ra để thu về lợi nhuận từ giá vàng chênh lệch.
Có thời điểm, giá vàng liên tục tăng mạnh, mang về lợi nhuận cao. Tuy nhiên, để đầu tư vàng sinh lời, cần có kiến thức, khả năng phân tích thị trường và chọn thời điểm mua thích hợp.
Theo đó, đầu tư mua vàng có tính thanh khoản cao, người dân có thể dễ dàng mua bán, chuyển thành tiền mặt.
Tuy vậy, việc mua vàng để cất giữ cần phải bảo quản nơi an toàn, trong tủ hoặc két sắt hoặc gửi ngân hàng để tránh rủi ro. Ngoài ra, nếu giá vàng tăng mạnh đồng nghĩa với việc đồng tiền nội tệ sẽ mất giá và nguy cơ lạm phát cao.
Hơn nữa, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện tại rất lớn. Điều này khiến người mua khó nắm bắt xu hướng, tăng rủi ro khi mua. Chênh lệch mua vào - bán ra của vàng trong nước cũng ở ngưỡng cao, có thời điểm lên tới 2,5 triệu đồng/lượng.
Bên cạnh mua vàng, gửi tiết kiệm cũng là hình thức đầu tư sinh lợi cao và được nhiều người lựa chọn.
Cách hoạt động của phương pháp này là người gửi mang tiền đến gửi ngân hàng trong kỳ hạn nhất định (thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng...) với mức lãi suất cụ thể. Sau khi kỳ hạn kết thúc, ngân hàng hoàn trả cho người gửi số tiền gốc cộng với lãi phát sinh.
Ưu điểm khi dùng tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm là: Độ bảo mật và an toàn cao, không lo trộm cắp như khi để tiền trong nhà; Độ rủi ro thấp, thích hợp với những người không thích mạo hiểm hay đầu tư “lướt sóng”; Có nhiều kỳ hạn và phương thức trả lãi để lựa chọn phù hợp với nhu cầu;
Gửi tiết kiệm kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao, lợi nhuận ổn định, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả những người không có kinh nghiệm theo dõi tình hình kinh tế - xã hội hay biến động thị trường.
Tuy nhiên, gửi tiền tiết kiệm không hợp với những nhà đầu tư ưa mạo hiểm, không có lãi suất cao.
Đồng thời, gửi tiết kiệm sẽ hạn chế khả năng xoay vòng vốn. Nếu rút trước kỳ hạn, người dân phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn chỉ khoảng 0,1 - 0,2%.
Vậy nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Việc mua vàng hay gửi tiết kiệm để sinh lời dựa vào nhu cầu và tài chính của từng cá nhân.
Nếu bạn cầu toàn, thích sự an toàn và không có quá nhiều thời gian để xem biến động trên thị trường hằng ngày thì việc gửi tiết kiệm là một quyết định dành cho bạn. Thời gian gửi cùng lãi suất cũng cần phải được xem xét, cân nhắc theo nhu cầu tài chính cá nhân. Khoản tiền mang gửi cũng nên đảm bảo sự chủ động về tài chính cho cá nhân.
Việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng với một mức lãi suất phù hợp sẽ cho bạn một dòng tiền đều hằng tháng. Sự bảo mật và uy tín của ngân hàng sẽ không bao giờ làm bạn cảm thấy lo lắng về số tiền đầu tư của mình.
Đối với những người thích mạo hiểm, "liều ăn nhiều" hoặc thích thử thách chính bản thân mình trên thị trường thì việc mua vàng tích trữ là con đường đúng đắn của bạn.
Tuy nhiên, dù thực hiện đầu tư theo phương án nào, cũng nên hãy tìm hiểu kỹ càng các kiến thức về kinh tế, pháp luật, tránh những rủi ro đáng tiếc.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Năm 2023: Những trường hợp được miễn giảm thuế, phí khi sang tên Sổ đỏ, ai cũng nên biết
-
Từ nay đến hết tháng 10/2023: Người chưa cài VNeID, chưa tích hợp giấy tờ vào CCCD có bị phạt không?
-
Nhà không có Sổ đỏ, Sổ hồng mua bán chú ý những điều gì để không gặp rủi ro?
-
Cán bộ nghỉ hưu "non" trước tuổi được hưởng hàng loạt ưu đãi
-
Sổ đỏ nhà đất đứng tên 1 người, ly hôn phân chia tài sản ra sao?