Những con số hãi hùng về căn bệnh ung thư
Theo thống kê, mỗi năm ước tính thế giới có thêm 14,1 triệu ca ung thư, 8,2 triệu người chết vì ung thư , trong đó hơn 4 triệu người chết trẻ trong độ tuổi từ 30 – 69 tuổi.
Nếu không được kiểm soát thì đến năm 2025 con số này được dự đoán sẽ tăng lên đến 19,3 triệu ca mắc ung thư mới và hơn 11,5 triệu người có thể tử vong vì căn bệnh này.
Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có thêm 200.000 ca được chẩn đoán mắc ung thư mới, có đến hơn 70.000 trường hợp tử vong; số người chết vì ung thư tại Việt Nam chiếm đến 73,5%; trong đó tổng số bệnh nhân ung thư tử vong do phát hiện bệnh quá muộn chiếm gần 80%…
Trước thực trạng đó, đã có rất nhiều chuyên gia, bác sỹ đã tiến hành các cuộc thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân, cách phòng chữa căn bệnh quái ác này và tiến sỹ, bác sỹ người Nhật Yanagisawa đã đưa ra một phát kiến đầy ý nghĩa cho công cuộc phòng chống ung thư trên toàn cầu.
5 thói quen xấu gây ung thư bạn cần bỏ ngay
Ăn uống kém lành mạnh
Tình trạng ăn uống không đúng bữa, không đủ chất, ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ nướng nhưng lại lười ăn rau, củ, quả, ăn thức ăn để qua đêm khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, các bộ phận trong cơ thể, điển hình là hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Có thể những thói quen ăn uống như vậy chưa gây hậu quả ngay, hoặc cùng lắm thì đau bụng 1 - 2 ngày là hết, thế nhưng về lâu dài, đó lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư đại - trực tràng...
Ăn uống thực phẩm biến đổi chất
Những thực phẩm biến đổi chất thường xuất hiện chất Aflatoxin, là chất được đánh giá gây ung thư mạnh nhất. Tỷ lệ chất này trong các loại ngũ cốc, ngô, lạc bị mốc hoặc biến màu khá cao. Đặc biệt trong môi trường ấm áp hoặc ẩm ướt, vi khuẩn và nấm mốc lại dễ dàng phát triển hơn.
Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy, vi khuẩn, nấm mốc này là nguyên nhân sinh ra hàng loạt các khối u. Đây cũng là yếu tố chính, là nguyên nhân quan trọng tạo nên tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng nhanh với tốc độ chóng mặt ở một số vùng của châu Á và châu Phi.
Thức khuya
Những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn cả những người thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc lá.
Ngủ sau 1 giờ đêm gây rối loạn hệ tuần hoàn và nội tiết tố trong cơ thể. Nội tiết tố bị rối loạn sẽ sản sinh ra nhiều độc tố trong cơ thể, điều này khiến máu trong cơ thể bị axit hóa.
Chính điều này khiến những người hay thức khuya dễ mắc các bệnh mãn tính hơn những người thường xuyên hút thuốc hoặc uống rượu.
Không ăn sáng
Không ăn sáng hoàn toàn là một thói quen ăn uống xấu, cần phải bỏ vì nó gây nên rất nhiều tác hại cho cơ thể. Việc không ăn sáng cũng khiến máu trong cơ thể bị axit hóa, gây nguy cơ bị ung thư.
Ăn mặn
Muối được coi là một nhân tố có thể gây ung thư dạ dày nếu bạn sử dụng không hợp lý. Muối chứa nhiều Nitrat, khi ăn vào dạ dày, Nitrat gặp vi khuẩn biến đổi thành Nitrit, Nitrit phản ứng với các amin cấp 2 hoặc cấp 3 thành Nitrosamin là chất gây ung thư dạ dày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.
Những người lao động trong môi trường nóng là nhóm người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao bởi họ có lượng muối bài tiết trong mồ hôi khá lớn. Khi bổ sung muối vào cơ thể thông qua ăn uống của họ là từ 13-38g/ngày, lớn hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo. Do đó, những người có thói quen ăn nhiều muối nên chỉnh sửa và dần từ bỏ thói quen có hại của mình.
Tác giả: Đỗ Vân Anh
-
20 điều các ông bố phải học thuộc lòng khi vợ có bầu và sinh con
-
Bà bầu bị phù chân phải làm sao để nhanh khỏi nhất?
-
Mẹ chồng Lan Hương hội ngộ vợ chồng con dâu Bảo Thanh sau ồn ào tại lễ lễ trao giải VTV Awards
-
Bà bầu bị phù tay phải làm sao để nhanh khỏi nhất?
-
Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao để nhanh khỏi nhất?