Thiên chức cao quý nhất của người phụ nữ là nuôi dạy con cái
Người xưa có câu: Tương lai của con là công trình của mẹ. Một đứa trẻ có được thân thể khỏe mạnh, tâm hồn lương thiện chính trực là nhờ phần công lao dạy dỗ của người mẹ. Có thể nói, nuôi dạy con cái chính thiên chức thiêng liêng, cũng là vinh dự lớn lao của người phụ nữ.
Nếu đứa con trở nên biếng nhác, gian dối, hẹp hòi, thì người mẹ khó chối bỏ trách nhiệm. Trong gia đình, ngoài cha mẹ còn có ông bà, vậy nên nói “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” thiết nghĩ cũng không có gì quá phận.
Theo quan niệm của người xưa, hình ảnh người phụ nữ bồng con, nuôi dạy đứa con của mình là một bức tranh tươi đẹp mỹ hảo nhất.
Trẻ con như tờ giấy trắng, người tiếp xúc với chúng ngay từ nhỏ chính là cha mẹ, bởi vậy, tính cách, cử chỉ và ngôn hành của cha mẹ như thế nào, chúng sẽ học theo.
Trong gia đình, người mẹ đóng một vai trò tối quan trọng đối với sự trưởng thành và định hình tính cách của con cái.
Một người mẹ có tính cách ôn hòa, hiểu biết, chắc chắn sẽ giáo dục nên đứa trẻ biết lễ nghĩa, có nhân cách tốt, có phẩm chất đạo đức tốt. Với tính cách đó thì đứa trẻ chắc chắn sẽ nhận lại yêu thương và ủng hộ từ những người xung quanh.
Một người mẹ có tính khí thất thường, hay gắt gỏng vô lý, bản thân còn tồn đọng nhiều vấn đề, chưa có nhiều kinh nghiệm giáo dục con cái, đứa trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tính cách này, dần dần dưỡng thành thói quen và những hành vi không tốt tương tự. Bởi vậy, để xem một đứa trẻ sau này sẽ có tính cách như thế nào, thì chỉ cần nhìn vào người mẹ cũng có thể đoán ra được tám, chín phần.
Cha là người soi đường chỉ lối cho con
Nếu mẹ là suối nguồn mát trong không bao giờ vơi cạn, thì cha chính là vầng thái dương ấm áp soi đường chỉ lối cho con cái.
Trái với quan niệm thời xưa đổ hết trách nhiệm nuôi con lên người phụ nữ. Thì thực tế vai trò trong việc giáo duc con cái của người cha cũng cần được nhấn mạnh.
Thế mới nói nuôi con không dạy, là lỗi của người cha. Người cha luôn chính là tấm gương về đạo đức cho con cái.
Không có trò đùa nào cho cha mẹ dùng để hứa với con cái. Trẻ con chưa có khả năng nhận thức đúng đắn, chúng sẽ học hỏi từ cha mẹ của mình. Chúng sẽ làm theo sự chỉ bảo của cha mẹ. Nếu bà lừa dối thằng bé, sau đó bà sẽ dạy thằng bé cách lừa dối. Nếu người mẹ mà lừa dối một đứa trẻ, thì đứa trẻ đó sẽ không còn tin mẹ nó nữa.
Cha mẹ đều cần là người làm vườn cần mẫn, nuôi dạy con không phải là chuyện của riêng ai
Có người ví đức hạnh như rễ cây, còn tài năng và danh tiếng như thân cây và lá. Một người có nhiều tài năng danh tiếng như một cây cao. Cành lá xum xuê, nhưng nếu không có bộ rễ chắc khỏe thì cây sẽ càng dễ đổ.
Nuôi dạy con cái cũng như vun trồng một cái cây, rễ có vững thì cây mới cao, con trẻ có đức hạnh cơ bản làm người thì tài năng, danh tiếng sau này mới có ý nghĩa.
Mà giáo dục trong gia đình lại là khởi nguồn của mọi đức hạnh, cũng chính là “cội rễ của cội rễ”. Cha và mẹ đều cần phải là người làm vườn cần mẫn, không quản khó nhọc mỗi ngày thì nhất định sẽ thu được trái ngọt về sau.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Cổ nhân dạy: "Phàm là người trí tuệ sẽ không hỏi 3 chuyện, không nói 5 lời", đó là những chuyện gì?
-
Tổ tiên dạy phụ nữ có "3 cái dày, 3 cái nhỏ", cuộc sống giàu sang, của nả đầy tay
-
4 đặc điểm của người ''đại phú quý'' làm việc gì cũng suôn sẻ, thành công
-
Muốn trở thành người may mắn, hãy bắt đầu bằng cách làm tốt 3 điều này
-
Càng ngẫm càng thấm: "60 tuổi không mời rượu, 70 tuổi không ngủ qua đêm'', ý nghĩa thâm sâu đằng sau là gì?