Thiên cơ thứ 1: Vui quá dễ lỡ lời
Người xưa có câu: “Nói nhiều ắt lỡ lời. Một người khi có việc đại hỉ thì vô cùng muốn chia sẻ niềm vui, đó là hiện tượng rất bình thường. Nhưng nếu là người tuổi 60, khi gặp việc đại hỉ mà vẫn không kiềm chế được bản thân, vẫn chạy tứ phía nói với mọi người, thậm chí tự khoe khoang tâng bốc mình… Người như thế thì rất dễ lỡ lời, thậm chí biểu hiện ra kệch cỡm, vô lễ, dễ đắc tội với người''.
Một người sống đến tuổi 60 mà vẫn không biết khiêm tốn, giữ tác phong lặng lẽ, tầm tĩnh, thế thì người vậy rất dễ mất đi người thân, bạn bè. Do đó những năm tháng cuối đời phải sống cảnh thê lương.
Thiên cơ thứ 2: Giận quá dễ thất lễ
“Con người đến tuổi 60 cần học cách “kiềm chế tức giận”. Người xưa có câu: “Giận dữ từ tâm dấy lên thì cái ác sẽ từ mật sinh ra”. Một người khi giận dữ tột bậc thì việc gì cũng dám làm, thậm chí cả việc đại ác. Người đến tuổi 60, nếu gặp những việc khiến mình tức giận mà vẫn không biết ‘kiềm chế tức giận’, thế thì sẽ thể hiện ra trạng thái cả giận mất khôn“.
Mặt khác những lời lẽ quá khích cũng khiến cho bản thân phải chịu tổn hại nhất định, có người còn bị phát bệnh bất ngờ. Khi chúng ta quá tức giận sẽ dễ đắc tội với người khác. Khi chúng ta nằm trên giường bệnh thì đó chính là cảnh thê lương cuối đời. Thế nên người đến tuổi 60 muốn những năm tháng cuối đời hạnh phúc, vui vẻ thì cách tốt nhất là giải quyết từ cội nguồn: Kiềm chế tức giận.
Thiên cơ thứ 3: Buồn quá phá dung nhan
“Người đến tuổi 60 thì không những cần học được lặng lẽ, trầm tĩnh, kiềm chế tức giận, mà còn phải học cách bình tĩnh đối diện với nỗi buồn sầu bi lớn. Người xưa nói: ‘Buồn quá phá dung nhan’. Một người khi đối diện với sự tình khiến mình bi ai cực độ, nhất là với người đã tuổi ngoài 60, khi cha mẹ, bạn bè người thân ra đi trước chúng ta, chúng ta cần hiểu được đạo lý “cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn”.
Mỗi người trong chúng ta nhất định cần phải học cách bình tĩnh xử lý những việc đau buồn cực độ xảy ra trước mắt. Nhất là ở tuổi 60 chính là chỗ dựa tinh thần cho tất cả mọi người nên cần bình tĩnh đối đãi mọi thứ.
Thiên cơ thứ 4: Ham quá dễ mất mạng
“Người đến tuổi 60 cần đề phòng bi kịch ‘người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng mồi’. Người xưa nói: “Ham quá dễ mất mạng”. Có người lòng tham vô độ nên đã xảy ra bi kịch đến nỗi mất mạng“.
Đến tuổi trung niên mà vẫn còn say mê với công danh lợi lộc, ham muốn vật chất thì cuộc sống hết sức vô vị. Đến tuổi 60, cần học cách để cái tâm tĩnh lại, giảm thiểu những ham muốn, dục vọng, sống đơn giản, nhất định nên sống cuộc đời còn lại thanh đạm, yên tĩnh như mặt nước mùa thu
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Cổ nhân dạy: '7 không ra khỏi cửa, 8 không trở về nhà', ý nghĩa sâu xa là gì?
-
Các cụ dặn: 'Đứng như cây tùng, ngồi như cái chuông', ai muốn sống lâu cần nhớ kỹ
-
Gia đình sớm muộn cũng nghèo khổ, hậu vận khó đổi khi: Con cháu dậy muộn, lười biếng và không đọc sách
-
Cổ nhân dạy: 'Làm việc phải vuông, làm người phải tròn', vuông tròn ở đây có nghĩa là gì?
-
Cổ nhân dạy "Người có hai chỗ to, một chỗ rộng là tướng giàu có": Hai to, một rộng đó là gì?