Con người sẽ làm gì để vượt qua được NỖI KHỔ trong đời

( PHUNUTODAY ) - Con người sống trên đời này ai cũng than mình KHỔ. Vậy làm gì để hết khổ.

Khổ đau là gì

Khổ đau là những tâm lý đau đớn, bức xúc nối tiếp, chồng chất diễn ra trong tâm, làm cho tâm chúng sinh luôn phát sanh ra bao tâm lý sầu bi, thống khổ.

Khổ đau thuộc phạm trù tâm lý, nó chi phối toàn bộ kiếp sống chúng sanh. Theo triết lý Phật giáo, Khổ đau nói tổng quát có Tam khổ, nói sâu rộng có Bát khổ. Tam khổ và bát khổ này là những nguyên nhân chính đưa đến niềm đau, nỗi khổ triền miên cho chúng sinh. 

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Hãy đọc câu chuyện ngắn này:

"Một bệnh nhân đang quằn quại, đau đớn trên giường bệnh. Thân nhân mời các vị thầy thuốc đến chữa trị.

- Vị thầy thuốc thứ nhất nhìn con bệnh rồi lắc đầu:

“Bệnh quá hiểm nghèo chắc không qua khỏi, chữa chạy cũng vô ích”.

- Vị thầy thuốc thứ hai nhìn con bệnh kết luận:

“Ồ không can gì, bệnh quá nhẹ, không cần thuốc vẫn khỏi”.

- Vị thầy thuốc thứ ba cầm lấy tay bệnh nhân chẩn mạch, tìm hiểu bệnh nhân đã lâm bệnh trong trường hợp nào, bệnh tình ra sao, nguyên nhân của căn bệnh và diễn tiến của bệnh trạng, rồi kê đơn cho thuốc.

- Vị thứ nhất quá bi quan, vị thứ hai quá lạc quan và vị thứ ba phán đoán theo thực trạng của bệnh nhân, không bi quan cũng không lạc quan.

Đức Phật là vị lương y, khi thấy căn bệnh khổ của chúng sanh, chỉ có một tâm nguyện duy nhất là tìm ra nguyên nhân và phương thuốc để điều trị căn bệnh ấy hầu giúp họ thoát khỏi những cơn đau đớn quằn quại của bệnh khổ. Đó không phải là thái độ bi quan, mà dám đối diện với sự thật để tìm cách cứu chữa."

Phật dạy rằng, đời người có 3 cái khổ nhất

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Khổ tự nhiên

Cái khổ này là tự nhiên và cần thiết như bản năng sinh tồn trong đời sống giúp chúng ta biết rõ mức nguy hiểm đến mạng sóng để tránh. Biết sống tức là biết trân quí giá trị của cái khổ này của cuộc đời.

Khổ quả

Khổ này đến từ những nguyên nhân trong quá khứ, liên quan đến nhân quả, ấy là khi mình gây ra những nghiệp xấu từ kiếp trước, kiếp này phải gánh. 

Khổ ảo

Khổ này chỉ do ảo tưởng tạo ra chứ vốn không có thật. Đây mới chính là Khổ Đế mà đức Phật nói đến trong Tứ Diệu Đế, nó còn khổ hơn cả hai loại khổ trên nên mới gọi là Khổ Đế. Khổ này có thể chấm dứt, hay đoạn tận khi không còn ảo tưởng tham sân si.

Nhầm lẫn khổ đế với khổ tự nhiên và khổ quả là không đúng. Khổ do dục ái, hữu ái, phi hữu ái tạo ra mới hình thành khổ khổ, hoại khổ, hành khổ trong khổ đế. Ba loại khổ trong khổ đế này đều do ảo tưởng tạo ra nên gọi là khổ ảo.

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang