Khi trẻ từ 5 – 9 tháng tuổi tì mọc mấy cái răng?
Thông thường, trẻ sẽ mọc Hai răng cửa giữa hàm dưới ở tháng từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 9. Và trong khoảng thời gian này, trẻ có có khoảng 6 chiếc răng.Thêm vào đó, việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là “răng sơ sinh”.
Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6 – 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên; sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.
Làm thế nào khi trẻ mọc răng nanh trước răng cửa?
Thông thường thì răng cửa sẽ mọc trước rồi mới đến răng nanh, nhưng nhiều bé lại mọc răng nanh trước. Trường hợp này hiếm gặp hơn trường hợp bé mọc răng sớm hay muộn nên các bà mẹ tỏ ra lo lắng. Nhưng, thực tế thì mọc răng nanh trước răng cửa sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé. Bé vẫn sẽ rất ngoan, lên cân đều đặn nếu như cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất.
Răng nanh mọc trước này vẫn là răng sữa, đến thời kì thay răng vĩnh viễn thì răng nanh sữa này sẽ tự rụng đi.
Nếu như lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến các bé, các mẹ hoàn toàn có thể đưa các bé đến gặp nha sĩ. Răng nanh này có thể nhổ được, tuy nhiên khi nhổ cần chú ý vì răng nanh sữa có ảnh hưởng đến:
+ Việc mọc răng nanh vĩnh viễn sau này
+ Hậu quả của việc di chuyển răng sau khi nhổ.
Lưu ý: Muốn đơn giản mà không khiến bé đau, khi thấy phía lợi bé có đầu hơn trắng, là sự nhú lên của răng thì mẹ có thể dùng nước muối pha loãng thấm vào bông tăm và di di trên phần lợi của bé, tự khắc nó sẽ rụng đi.
Làm thế nào để chăm sóc khi trẻ mọc răng
Trước khi răng của bé nhú lên, mẹ sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, sốt nhẹ, làm bé lười ăn, khóc quấy,sút cân. Thời điểm này, mẹ nên chăm sóc, vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn, thay bằng bột, sữa, cháo loãng để phù hợp với bé.
+ Nếu bé sốt trên 38,50 C mẹ có thể cho uống thuốc hạ sốt, nhưng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
+ Nếu bé đi ngoài phân loãng, sệt 3-4 lần /ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày. Tuy nhiên, mếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần bù nước, vẫn cho ăn uống bình thường. Còn nếu phân nhiều nước, đi ngoài nhiều lần, thì cần đưa bé đến bệnh viện.
+ Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé.
+ Sau khi ăn nên cho bé uống một ít nước tráng miệng, hoặc lấy khăn mềm lau răng, hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên, nhiều lần trong ngày cho bé.
+ Bé có thể ngứa lợi, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn. Mẹ nên cho bé chơi các loại đồ chơi bằng vật liệu mềm, có hình tròn.
Thêm vào đó, các mẹ hãy tránh những đồ chơi vuông thành sắc cạnh dễ làm tổn thương lợi, rất có hại cho quá trình mọc răng của bé.Hoặc bạn nên thay thế đồ chơi hàng ngày của trẻ bằng những miếng lê, táo, hay cà rốt nhỏ.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh