Công chúa - đích nữ độc nhất của Càn Long
Đáng nói, Càn Long không chỉ sủng ái Hiếu Hiền hoàng hậu mà đối với hoàng tử, công chúa do Hiếu Hiền hoàng hậu sinh ra, Càn Long cũng yêu thương, chiều chuộng cực độ. Chỉ tiếc là các hoàng tử, công chúa con của hai người chết sớm, chỉ có một một công chúa duy nhất còn sống sót là hoàng tam nữ Cố Luân Hòa Kính công chúa, đích nữ độc nhất của Càn Long.
Theo sử sách ghi chép, năm thứ 8 thời Ung Chính (năm 1731), Phúc tấn của hoàng tử Hoằng Lịch là Phú Sát thị (Hiếu Hiền hoàng hậu sau này) sinh được một con gái. Cô con gái này về sau chính là Cố Luân Hòa Kính công chúa.
Bởi con trai trưởng và con gái trưởng đã chết yểu, lần này sinh được con gái, Phú Sát thị vô cùng vui mừng, hết lòng thương yêu con. Càn Long cũng giống như vậy, vô cùng bảo vệ, nâng niu cô con gái nhỏ này.
Khi Càn Long kế vị, Cố Luân Hòa Kính công chúa trở thành công chúa còn sống sót duy nhất của Hiếu Hiền hoàng hậu. Chiếu theo quy định của Thanh triều, chỉ có công chúa do hoàng hậu đích thân sinh ra mở được phong làm Cố Luân công chúa, đẳng cấp tương đương với thân vương.
Chính xác hơn, Cố Luân Hòa Kính công chúa là người đầu tiên trong 2 vị Hoàng nữ của Càn Long Đế được phong vị hiệu dù chưa xuất giá. Được biết, theo cung quy, một hoàng nữ khi đến tuổi trưởng thành và hạ giá lấy chồng mới được ban phong hiệu công chúa.
Thế nhưng Hòa Kính Công chúa dù chưa xuất giá nhưng đã có tước vị, đây có thể xem là trường hợp cực kỳ hiếm, đủ cho thấy nàng được Càn Long thương yêu thế nào.
Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa - Người khiến Càn Long phá bỏ cung quy
Thập công chúa, hay theo sử sách chính là Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa, sinh ra như ý trời đã định. Nàng chào đời vào thời gian mừng vui và hạnh phúc nhất của một năm là tháng giêng. Khi ấy, suốt 8 năm trời dài đằng đẵng, người trong Tử Cấm Thành chưa từng được nghe tiếng khóc của trẻ mới sinh. Chính vào lúc này, Thập công chúa chào đời và trở thành báu vật trong lòng hoàng đế.
Chẳng những sinh ra vào tháng hoan hỉ nhất mà thập công chúa còn là cô con gái út được sinh ra khi Càn Long đã lớn tuổi, sáu mươi lăm tuổi mà vẫn có thêm con, việc này đủ khiến cho bất kì một người cha nào cũng vô cùng hạnh phúc. Vì vậy, Thập công chúa được sủng ái vô cùng cũng là điều dễ hiểu. Cũng nhờ vậy mà mẫu thân của nàng là Đôn Tần đã lập tức được sắc phong làm phi để tỏ rõ sự coi trọng của Càn Long với công chúa, và bà chính là Thanh Cao Tông Đôn Phi trong lịch sử.
Dựa theo cung quy nhà Thanh, chỉ những hoàng nữ do hoàng hậu sinh ra mới được phong làm Cố Luân Công Chúa và được hưởng thụ đãi ngộ giống như thân vương, còn con gái do phi thần sinh ra, kể cả con của hoàng quý phi đi nữa cũng chỉ được phong là Hòa Thạc Công Chúa và nhận đãi ngộ của quận vương.
Thập công chúa không phải hoàng hậu sở sinh, nếu chiếu theo quy định này, chắc chắn sắc phong của nàng sẽ là Hòa Thạc Công Chúa. Thế nhưng vì quá yêu thương con gái út, Càn Long đã phá vỡ quy định mà cha ông truyền xuống từ bao đời, quyết định sắc phong cho Thập công chúa là Cố Luân Công Chúa.
Càn Long từng muốn truyền ngôi báu cho Thập công chúa
Vì yêu quý con út nên đôi khi Càn Long sẽ dẫn Thập công chúa theo cùng, nàng được gặp mặt các vương công đại thần, được chơi với các anh ruột cũng như các anh em họ trong hoàng thất, bởi vậy, ngay từ nhỏ, tính nết của nàng đã khá mạnh mẽ. Thập công chúa thích mặc đồ nam, tinh thông cưỡi ngựa bắn cung từ năm 10 tuổi.
Trong một lần đi săn thú mùa thu, thập công chúa đã trổ hết tài năng, nàng không bắn trượt một mũi tên nào, số lượng thú săn được cũng chẳng hề thua kém các anh. Càn Long nhìn cô con gái văn võ song toàn, cực kì giống mình nên vui mừng ban thưởng cho nàng một chiếc áo khoác hoàng mã, thậm chí, ông đã thở dài mà rằng: "Hận con không phải thân nam nhi, nếu không, hoàng vị sẽ là của con."
Nhưng Thập công chúa không phải nam nhi, nàng không thể kế thừa hoàng vị của Đại Thanh được, đây cũng chính là một tiếc nuối lớn trong đời Càn Long. Để bù đắp cho nuối tiếc này, ông chỉ đành dùng đủ mọi cách bày tỏ tình yêu thương với hoàng nữ nhỏ nhất, chẳng hạn như trăm nghìn vạn tuyển để chọn ra một lang quân xuất sắc cho nàng. Và cuối cùng, chàng rể được hoàng đế lựa chọn chính là con trai của Hòa Thân, Phong Thân Ân Đức. Chọn lựa kĩ càng là thế, nhưng Càn Long không ngờ được chính cuộc hôn nhân này đã mở ra bi kịch của Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa.
Tác giả: Mộc
-
Sự thật động trời về trứng gà được Càn Long vô tình phát hiện khi hỏi giá người bán
-
Chiêu thức tránh thai kỳ lạ, khó tin nhất của các mỹ nữ, cung tần Trung Hoa
-
Vì sao các phi tần nhà Thanh luôn đeo một dải lụa trắng?
-
Những con giáp chắc chắn sẽ đạp trúng hố vàng của Thần Tài vào cuối tháng 3 âm lịch
-
Phi tần lẳng lơ hạng nhất trong lịch sử Trung Hoa: Cắm sừng vị vua tài hoa và nhận kết cục thảm thương