Cứ "gần gũi" với chồng là phải chạy đi tiểu gấp, nữ giáo viên 30t cầu cứu bác sĩ: Phải phẫu thuật mới khỏi

( PHUNUTODAY ) - Nữ giáo viên 30 tuổi cứ ‘gần gũi’ chồng là lại chạy vào nhà vệ sinh, đi khám mới té ngửa khi biết sự thật.

Nữ giáo viên 30 tuổi cứ ‘gần gũi’ chồng là lại chạy vào nhà vệ sinh

Cô giáo là người Đài Bắc, Đài Loan, năm nay mới 30 tuổi. Tuy nhiên 1 năm gần đây cô phụ nữ này thường xuyên có cảm giác mắc tiểu đột ngột. Trong 1 tiết học 45 phút, cô thường phải đi vệ sinh rất nhiều, đôi khi không nhịn được cô còn bị són tiểu ra quần.

Vào buổi tối khi 2 vợ chồng gần gũi nhau thì cô cũng phải chạy vào nhà vệ sinh gấp vì buồn tiểu khiến chồng rất bực bội, khó chịu. Cô cũng rất mệt mỏi vì đêm phải dậy đi vệ sinh tới 8 lần. Tình trạng này kéo dài khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, ngủ không đủ giấc nên cô đã quyết định đi tới bệnh viện để khám.

BS. Trương Vũ Kỳ (Khoa Phụ sản, BV Wanfang Hospital) đã trực tiếp khám cho người phụ nữ này. Bác sĩ chia sẻ: Người bệnh này tiết lộ dạo gần đây ngày càng đi tiểu gấp và không thể nhịn được. Mỗi lần cần ra ngoài, cô thường rất khổ sở vì phải chạy tìm nhà vệ sinh khắp nơi. Thế nhưng khi đi thì lượng nước tiểu ít ỏi vô cùng.

Kết quả khám bệnh của cô là bị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Người bình thường thì sẽ không đi tiểu quá 8 lần/ngày, lượng nước tiểu rơi vào khoảng 300-500ml. Thế nhưng vì bàng quang của nữ giáo viên đã bị teo nên cô chỉ có thể đi ra khoảng 100ml. Để điều trị, bệnh nhân cần phải được phẫu thuật mở rộng dung tích bàng quang, phục hồi độ đàn hồi và cải thiện mức độ nhạy cảm của bàng quang.

Theo BS. Kỳ, những người bị bệnh này chiếm tỷ lệ 3 – 4% ở nữ giới và có hơn nửa số bệnh nhân mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt thường sống trong tâm trạng lo lắng. Cũng vì phải chịu nhiều áp lực nên bàng quang không ngừng co bóp. Thậm chí, chỉ một ít nước tiểu cũng khiến bạn muốn đi tiểu.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu.

Hội chứng này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống hành ngày cũng như sinh hoạt vợ chồng.

Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu người mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, hơn 50% người bệnh phải âm thầm chịu đựng tình trạng này trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm do tâm lý xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện để điều trị.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường do nhiều nguyên nhân như:

Hội chứng bàng quang tăng hoạt xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này gây co thắt cơ bàng quang quá mức và mất phối hợp hoạt động giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo như:

Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh xơ hóa tủy, tổn thương tủy sống do chấn thương, bệnh đái tháo đường, …

Những bất thường trong bàng quang như các khối u hoặc sỏi bàng quang.

Các yếu tố gây cản trở dòng chảy từ bàng quang như u xơ tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị vùng tiểu khung.

Uống cà phê hoặc rượu quá mức.

Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.

Khi bị bàng quang tăng hoat, người bệnh thường có biểu hiện:

+ Tiểu gấp, bất chợt muốn đi tiểu, không thể nhịn được mà phải đi vệ sinh ngay

+ Tiểu són theo sau cảm giác tiểu gấp

+ Đi tiểu trên 8 lần mỗi ngày

Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp ở một số đối tượng như:

+ Người lớn tuổi

+ Nữ giới có nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt cao hơn nam giới

+ Người mắc bệnh lý về thần kinh như đột quỵ, Parkinson…

+ Bệnh nhân mắc bệnh đường tiết niệu như sỏi bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến lành tính…

+ Phụ nữ mang thai nhiều lần.

Phòng ngừa bệnh Bàng quang tăng hoạt

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ phần nào giúp kiểm soát được các triệu chứng bệnh và hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

- Hấp thu lượng nước cần thiết mỗi ngày. Với bệnh này, việc lựa chọn lượng nước và thời điểm uống nước rất quan trọng. Giảm hấp thu chất lỏng được xem là cách tốt nhất để kiểm soát nước tiểu, nhưng uống quá ít nước có thể dẫn đến tình trạng tích tụ nước tiểu cao hơn. Điều này có thể kích ứng bàng quang và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu như đau khi đi tiểu hoặc nước tiểu nóng, sẫm màu hoặc có mùi nồng.

- Hạn chế những loại thức uống có thể khiến người bệnh đi tiểu nhiều:

Những loại nước chứa nhiều caffeine như nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực và trà.

- Tránh những loại thực phẩm có thể làm cho triệu chứng bệnh bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn:

Thực phẩm giàu tính axit: các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, nho hay cà chua.

Chất làm ngọt nhân tạo: aspartame, saccharin và những chất làm ngọt nhân tạo khác không chỉ có trong thức uống mà còn xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm.

Thức ăn mặn: khoai tây chiên và các thực phẩm mặn khác có thể làm cơ thể giữ nước đồng thời làm cho người bệnh khát và uống nhiều nước hơn, làm kích ứng bàng quang tăng hoạt.

Tác giả: Vũ Ngọc