Vì sao "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng"?
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch ("Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm).
Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".
Có nhiều lý giải cho việc tại sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…
Rằm tháng Giêng còn là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng Bảy là Tết Trung Nguyên và rằm tháng Mười là Tết Hạ Nguyên.
Cúng Rằm tháng Giêng ngày nào đẹp
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là ngày 15/1 âm lịch. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị rất cẩn thận, từ mâm cỗ cúng đến ngày giờ cúng phải chuẩn chỉ, đích xác.
Vậy cúng rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào đẹp? Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 Âm lịch). Người xưa cho rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Tuy nhiên, nếu gia đình nào bận rộn thì có thể sắp xếp cúng trước rằm tháng Giêng, từ ngày 13 tháng Giêng, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11, 12 tháng Giêng.
Rằm tháng Giêng 2024 rơi vào thứ Bảy (ngày 24/02 dương lịch) nên các gia đình có thể sắp xếp cúng vào ngày chính rằm (15/01 âm lịch) và có thời gian để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng thật chu đáo.
Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 gồm những gì?
Thông thường cúng Rằm tháng Giêng 2024 gồm có 2 mâm cỗ, 1 cỗ chay và 1 cỗ mặn. Cỗ chay dâng Phật còn mâm cỗ mặn cúng gia tiên, thần linh. Cụ thể như sau:
Lễ chay cúng Rằm tháng Giêng 2024
Đồ chay dâng Phật không cần quá cầu kỳ, nhưng cần đảm bảo thanh đạm, sạch sẽ. Chọn màu sắc của các món ăn trong mâm cỗ chay tương ứng với ngũ hành thì càng tốt. Bởi ăn chay là một phương pháp hướng đến sự cân bằng, tối giản và điều tốt lành. Các món thường gồm:
Hoa tươi
Trái cây tươi theo mùa
Chè, xôi
Các món đậu
Bát xào
Bánh trôi nước
Lễ mặn cúng Rằm tháng Giêng 2024
Tùy từng vùng miền mà có lễ vật mặn cúng Rằm tháng Giêng khác nhau. Thông thường không thể thiếu món thịt gà. Một số món ăn khác như: rau xào, nem, giò, chả,… cũng được cúng trong ngày này.
1 con gà luộc (hoặc đĩa gà)
5 lạng thịt vai luộc
1 bát canh (canh măng, canh mọc...)
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa nem
1 đĩa giò
1 đĩa xôi gấc, 1 bát cơm tẻ
1 đĩa hoa quả
Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu, vàng mã...
Lưu ý: Mâm cúng chay dâng Phật và mâm cúng mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thường để tách biệt ở các vị trí khác nhau, không nên để chung cùng một nơi.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
6 thứ không nên mua trong siêu thị, nhất là khi giảm giá: Đặc biệt số 3
-
Mẹo xử lý tường nhà mốc lở, bong tróc: Không tốn tiền, rất đơn giản nhà nào cũng làm được
-
Đi chùa lễ Phật ngày Rằm tháng Giêng có 7 điều không nên cầu, 3 điều không được nguyện, đó là những điều gì?
-
Làm sạch áo sơ mi trắng dễ dàng, biến chiếc áo "cháo lòng" về trắng tinh nhờ nguyên liệu trong nhà bếp
-
Tổ tiên căn dặn: 3 nơi này chớ qua lại kẻo giàu mấy cũng lụi, gia đình lục đục, đời con cháu cạn phước